- Về vấn đề: Hình tượng « anh bộ đội cụ Hồ » được ghi lại trong hai bài thơ đã lưu giữ trong
4. Liên hệ mở rộng.
Bài ca mùa xuân 1961 (Tố Hữu)
Tôi viết bài thơ xuân Nghìn chín trăm sáu mốt
Cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt Nắng soi sương giọt long lanh….
Đi ta đi ! Khai phá rừng hoang Hỏi núi non cao, đâu sắt đâu vàng? Hỏi biển khơi xa, đâu luồng cá chạy? Sông Đà, sông Lô, sông Hồng, sông Chảy Hỏi đâu thác nhảy, cho điện quay chiều?
Nào đi tới! Bác Hồ ta nói
Phút giao thừa, tiếng hát đêm xuân
Kế hoạch năm năm. Mời những đoàn quân Mời những bàn chân, tiến lên phía trước Tất cả dưới cờ, hát lên và bước!
Hỡi những người trai, những cô gái yêu Trên những đèo mây, những tầng núi đá Hai bàn tay ta hãy làm nên tất cả! Xuân đã đến rồi.Hối hả tương lai Khói những nhà máy mới ban mai…
B. Câu hỏi luyện tập.
Câu 1: Viết một đoạn văn phân tích khổ đầu hoặc khổ thơ cuối bài thơ “Đoàn thuyền đánh
cá” của Huy Cận. (Tham khảo bài tập làm văn trên)
Câu 2: Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động. Em hãy chọn và phân tích một số hình ảnh đặc sắc trong các khổ thơ 1,3,4, 7.
Bút pháp xây dựng hình ảnh của tác giả trong bài thơ có đặc điểm gì nổi bật?
Câu 3: Viết đoạn văn: Khổ 2,3,4 của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” đã miêu tả cảnh biển
đẹp, biển giàu (tương tự câu trên)
Câu 4: Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 câu nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.
Câu 5. Trong câu thơ “vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông”, từ “đông” có nghĩa là gì? Hãy tìm ít nhất 2 nghĩa của từ “đông” và cho ví dụ. Câu thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Phân tích? Tìm hai ví dụ cũng sử dụng biện pháp tu từ đó mà em đã được học.
Câu 6: Cho câu chủ đề sau:
Đoàn thuyền đánh cá không chỉ là một bức tranh sơn mài lộng lẫy về vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là một bài ca ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động.
a. Đề tài của đoạn văn chứa câu mở đoạn là gì? Đề tài của đoạn văn trên đoạn văn chứa câu mở đoạn là gì?
b. Hãy viết tiếp từ 9 đến 15 câu để tạo thành đoạn văn tổng phân hợp hoàn chỉnh. Trong đó có sử dụng phép thế đồng nghĩa.
Câu 7: Hãy chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật trong câu thơ sau:
Cá nhụ cá chim cùng cá đé. Cá song lấp lánh đuốc đen hồng.
Hãy tìm một ví dụ cũng có sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật giống như câu thơ trên (trong chương trình đã học)
Câu 8: Phân tích giá trị các biện pháp tu từ trong câu thơ sau:
Biển cho ta cá như lòng mẹ. Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”
Hãy viết 1 đoạn văn phân tích hai câu thơ trên.
1) Bài “cành phong lan bể” có câu: “Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về”. Bài “Đoàn thuyền đánh cá” cũng có câu thơ giàu hình ảnh tương tự. Hãy chép chính xác khổ thơ có câu thơ đó
và nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
2) Con cá song và ngọn đuốc là hai sự vật khác nhau trong tưởng tượng nhưng Huy Cận lại có sự liên tưởng hợp lí. Tại sao vậy? Câu thơ của ông giúp người đọc hiểu thêm gì về thiên nhiên và tài quan sát của ông?
3) Dưới đây là câu chủ đề cho một đoạn văn trình bầy cảm nhận về khổ thơ yêu cầu chép ở câu 1: “Chỉ với bốn câu thơ, Huy Cận đã cho chúng ta thấy một bức tranh kì thú về sự đẹp
đẽ của biển cả quê hương”.
Em hãy viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn trên theo phép lập luận diễn dịch (trong đó có một câu ghép và một câu có thành phần tình thái)
Câu 10: Viết đoạn văn tổng phân hợp khoảng 15 câu:
Cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ kết hợp hài hoà với cảm hứng lao động đã tạo nên những hình ảnh rực rỡ, bay bổng, lãng mạn trong khổ thơ thứ hai và thứ ba của bài thơ : “Đoàn thuyền đánh cá”. (Đoạn văn có sử dụng câu bị động và câu có thành phần phụ chú)
Câu 11:Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, tác giả có viết :
“đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi
a) Hãy phân tích cái hay của phụ từ “lại”
b) “ Câu hát căng buồm” là cách viết rất đặc sắc, mới đọc tưởng như pji lí nhưng lại rất hay.Hãy phân tích điều đó?
Trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” , tác giả có viết: “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm với gió khơi”
Câu thơ thứ nhất có sử dụng phụ từ “lại”, thật là cách viết giàu ý nghĩa. Nó vừa biểu thị sự lặp lại tuần tự, là một hoạt động thường nhật, diễn tả nhịp điệu lao động khẩn trương, liên tục. Công việc ấy diễn ra ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, có khi gắn bó với cả cuộc đời dân chài lưới , bởi họ say mê lao động quên cả thời gian . Không những thế nó còn biểu thị sự tương phản với câu thơ trên:
“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa
Trong cảnh màn đêm buông xuống, mọi sự vật đã chìm đi trong cái tĩnh lặng êm đềm , ki bícủa cảnh trời đêm thì đoàn thuyền lại ra khơi , bắt đầu một hành trình mới, với khí thế băng lướt sóng đày quyết tâm .Quả thật cách viết đó đã khién ta cảm nhận được sự hăng say lao động thật đáng ngợi ca của những người dân chài lưới.
Bên cạnh đó càn một cách viết khác cũng không kém phần đặc sắc của tác giả, đó là “ Câu hát căng buồm”. Đây là hình ảnh vừa mang ý tả thực, diễn tả hình ảnh cánh buồm trước sóng gió biển khơi, căng tràn no gió; vừa là hình ảnh ẩn dụ cho sức mạnh tiếng hát của người dan chài . Tiếng hát ấy vang lên, hoà quyện với khung cảnh nên thơ huyền diệu của bầu trời đêm, đem sức mạnh làm căng tràn cánh buồm. Hình ảnh thơ hùng ví mang tính tưởng tượng lãng mạn đã diễn tả nièm say sưa hứng khởi của người lao động yêu nghề, yêu biển. Đó là niềm lạc quan, biết yêu biển cả, yêu cuộc sống. Bởi nếu không yêu biẻn cả, yêu đời sao họ có thể cất lên những câu hát đẹp đẽ trong sáng và giàu sức mạnh đến thế.