Cơ sở hình thành tình đồng chí:

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9 ôn thi vào 10 theo khung chuẩn 2015 (Trang 47)

- Mạch cảm xúc (bố cục)

a. Cơ sở hình thành tình đồng chí:

- Tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân của những người lính:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

+ Hai câu thơ với cách nói hoán dụ đã giới thiệu thật giản dị xuất thân của người lính: họ là những người nông dân nghèo.

+ Không hẹn đợi, chẳng thân quen, thậm chí xa cách quá chừng mà bỗng nhiên trở nên thân quen, gần gũi.

- Tình đồng chí được hình thành từ sự cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lí tưởng, sát cánh bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu:

Súng bên súng đầu sát bên đầu

+ Tác giả đã tả thực những giây phút bên nhau cùng chiến đấu. Tình cảm ấy thật ngọt ngào, thân thương. “Súng bên súng” là cách nói hàm súc, hình tượng: cùng chung lí tưởng chiến đấu. “Đầu

sát bên đầu” là hình ảnh diễn tả ý hợp tâm đầu của đôi bạn tâm giao. Phép điệp từ “súng, đầu,

bên” tạo nên âm điệu khoẻ, chắc, nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung lí tưởng, cùng chung nhiệm vụ.

- Tình đồng chí nảy nở và trở thành bền chặt trong sư chan hoà và chia sẻ mọi gian lao cũng

như niềm vui:

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

+ Câu thơ hay và cảm động, đầy ắp kỉ niệm của một thời gian khổ. Cái khó khăn thiếu thốn hiện lên: đêm rét, chăn không đủ dắp nên phải “chung chăn”. Nhưng chính sự “chia ngọt sẻ bùi ấy” ấy đã trở thành niềm vui, thắt chặt tình cảm của người đồng đội đẻ họ gắn bó với nhau..Đôi tri

kỉ” là đôi bạn rất thân, biết bạn như biết mình.Bạn chiến đấu thành “tri kỉ”, về sau trở thành “đồng chí”.

- Đến đây, câu thơ 7,8 được nhà thơ đột ngột rút ngắn và hạ xuống một dòng thơ thật đặc biệt với hai tiếng: “Đồng chí”! Câu thơ ngắn, cùng với hình thức cảm thán mang âm điệu vui tươi, vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định. Hai tiếng “đồng chí” mới mẻ biết chừng nào, nửa quen, nửa lạ đã nói lên một tình cảm lớn lao, mới mẻ của thời đại. “Đồng chí” theo nghĩa gốc là những người cùng chí hướng trong việc mưu đồ một sự nghiệp chung ở trong một tổ chức. Nhưng đến bài thơ này thì tình đồng chí vừa là tình chiến đấu vừa là tình thân. Đó là một tiếng gọi sâu thẳm và thiêng liêng. Tình đồng chí, đồng đội của những người lính bắt đầu ngân vang từ hai chữ “đồng chí”.Dòng thơ chỉ có một dòng mà có tác dụng khép mở tài tình, khép lại đoạn một - một đoạn đường từ “xa lạ” đến “quen nhau” và mở ra đoạn hai – những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí.

=> Tóm lại, đoạn thơ không nhiều lời mà kết tinh được chân lí lớn lao, đúng là một phong cách thơ riêng của Chính Hữu: “Trong thơ, tôi cố gắng để nói cái cần nói, không nói dài, nói thừa.

Tôi mong có được sự hàm súc của lời thơ”.

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9 ôn thi vào 10 theo khung chuẩn 2015 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(200 trang)
w