HÌnh ảnh người mẹ Tà –ô

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9 ôn thi vào 10 theo khung chuẩn 2015 (Trang 95)

- Bài thơ chứa đựng ý nghĩa triết lí thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi ngườ

a.HÌnh ảnh người mẹ Tà –ô

Trong bài thơ, hình ảnh người mẹ được miêu tả gắn với từng hoàn cảnh công việc cụ thể:

- Đoạn 1: Người mẹ với công việc giã gạo nuôi bộ đội kháng chiến.

Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng. Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi.

Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.

Diễn tả công việc vất vả này của người mẹ, Nguyễn Khoa Điềm viết nên những câu thơ giàu sức gợi cảm: nhịp chày, vai mẹ, lưng mẹ đưa giấc ngủ của em theo nhịp chày nghiêng giã gạo.Hình ảnh: “Giọt mồ hôi và “vai mẹ gầy” làm nổi bật sự vất vả trong công việc của người mẹ.

- Đoạn 2: Người mẹ với công việc lao động sản xuất trên chiến khu:

Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ

Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka lưi, nghĩa là đang làm công việc lao động sản xuất của người dân ở chiến khu để phục vụ kháng chiến. Sự chịu đựng gian khổ của người mẹ giữa rừng núi mênh mông, heo bút được nhà thơ thể hiện một phần qua hình ảnh: “Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”. Sự so sánh tương phản giữa “lưng núi” và “lưng mẹ” gợi ra rất rõ sự vất vả của người mẹ lao động giữa núi rừng mênh mông vừa ngợi ca đức tính cần cù, tần tảo, đảm đang của người mẹ nghèo, người dân tộc.

Đặc biệt trong đoạn này có hai câu thơ rất gợi cảm:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

“Mặt trời của mẹ” là một ẩn dụ độc đáo, có ý nghĩa sâu sắc. Con là “mặt trời” của mẹ. Con là nguồn hạnh phúc ấm áp, vừa gần gũi vừa thiêng liêng của đời mẹ. Chính con đã góp phần sưởi ấm lòng mẹ, đã nuôi giữ lòng tin yêu và ý chí của mẹ trong cuộc sống.

+ Đoạn 3: Người mẹ với công việc tham gia chiến đấu:

Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng Thằng Mĩ đuổi ta phải rời con suối Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông

Mẹ địu em đi để giành trận cuối Từ trên lưng mẹ, em đến chiến trường Từ trong đói khổ, em vào Trường Sơn.

Giặc Mĩ càn đến, mẹ phải “đạp rừng”, “chuyển lán” để di chuyển lực lượng; mẹ phải cùng với các anh trai, chị gái tham gia chiến đấu bảo vệ căn cứ. “Mẹ địu em đi để giành trận cuối”, mẹ xông pha chiến trường, mẹ vào tận Trường Sơn. Hai chữ “trận cuối” mang theo cả một niềm tin vào thắng lợi cuối cùng.

=> Qua ba đoạn thơ, qua những hoàn cảnh và công việc cụ thể, người đọc nhận ra tấm lòng người mẹ trên chiến khu. Người mẹ ấy lặng lẽ, bền bỉ, quyết tâm trong công việc kháng chiến, từ công việc lao động sản xuất đến công việc chiến đấu. Người mẹ ấy thắm thiết yêu con, gắn bó với buôn làng quê hương, cách mạng, khát khao đất nước được độc lập tự do.

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9 ôn thi vào 10 theo khung chuẩn 2015 (Trang 95)