0
Tải bản đầy đủ (.docx) (200 trang)

Lòng tự hào về quê hương và mong ước của người cha.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9 ÔN THI VÀO 10 THEO KHUNG CHUẨN 2015 (Trang 146 -146 )

- Bài thơ “Nói với con” rất tiêu biểu cho hồn thơ Y Phương: yêu quê hương, làng bản, tự hào và

b. Lòng tự hào về quê hương và mong ước của người cha.

Qua việc ngợi ca những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” – con người của quê hương, nhà thơ dặn dò con cần kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống của quê hương.

- Đoạn thơ bắt đầu bằng cảm xúc “thương lắm con ơi”, đó là tình cảm yêu thương, yêu thương một cách xót xa. Người cha đã lần lượt ngợi ca những phẩm chất dễ thương của “người đồng mình”với cách nói vừa rất cụ thể của người dân miền núi: “Cao đo nỗi buồn. Xa nuôi chí lớn” vừa mang sức khái quát. Lấy sự từng trải (buồn) để đo chiều cao, lấy chí lớn để đánh giá độ xa. Các từ ngữ “cao đo”, “xa nuôi” đã thể hiện một bản lĩnh sống đẹp của dân tộc Tày, của con người Việt Nam.

-Bản lĩnh sống đẹp ấy là: Người đồng mình sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn

bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo:

Sống trong đá không chê đá gập ghềnh. Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh

+ Vấn đề về lẽ sống được nói tới trong những hình ảnh cụ thể của thiên nhiên như : “sông, suối,

thác, ghềnh” đã được người cha dùng với tính chất biểu trưng cho khó khăn, gian khổ- đó là cái

đói, cái nghèo, cái khó vây quanh, là những thử thách rất khó vượt qua nhưng lại nhất thiết bằng sức mạnh của nghị lực phải vượt qua.

+ Trong bao gian khổ khó khăn, thử thách, bao niềm vui nỗi buồn cuộc đời, trải dài theo năm

tháng, bao con quê hương mình đã rèn luyện, đã hun đúc chí khí nâng cao tâm thế đẹp. Sự chấp

nhận gian khổ ấy thể hiện trong điệp ngữ “không chê”, “không lo” và cách nói tha thiết: “vẫn muốn”. Và ông đã tự ví “người đồng mình”mạnh mẽ, hồn nhiên như sông như suối qua các hình ảnh cụ thể “đá, thung, những thác những ghềnh …, dù có lên thác, xuống ghềnh vẫn không nhụt chí khí. Cặp từ trái nghĩa “lên, xuống” đã làm mạnh thêm sự diễn đạt này. Và phải chăng chính cuộc sống nhọc nhằn đầy nỗi khổ đau ấy lại khiến cho “chí lớn” thêm lên, thêm mãnh liệt? Một lần nữa, quê hương hiện lên như một nguồn tiếp sức, nhưng không phải như thời bé thơ chỉ có an ủi, vỗ về, mà là tư thế thẳng bước mà đi, nhằm thảng mục tiêu mà tiến.

- Gửi trong những lời tự hào không dấu giếm đó, người cha ước mong, hy vọng người con phải yêu quý, tự hào với truyền thống đó của quê hương để tiếp tục sống có tình có nghĩa, thuỷ

chung với quê hương đồng thời muốn con biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng chí khí, niềm tin của mình. Nhuyễn vào lời thơ là những ẩn dụ so sánh, những thành ngữ

dân gian. Điệp ngữ “sống” ba lần vang lên đã khẳng định một tâm thế, một bản lĩnh, một dáng

đứng, điều mà cha “vẫn muốn”, cha mong con, hi vọng ở con. Lời thơ giản dị, chắc nịch mà lay động, thấm thía.

- “Người đồng mình” mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin.

+ Cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong nhưng rất đúng với người miền núi:

Người đồng mình thô sơ đa thịt.

Chẳng mấy ai nhỏ bé được đâu con

+ Nếu người Kinh dùng lối nói “ăn chắc mặc bền, chém to kho mặn, chân đất lưng trần, liêu cơm quả cà, mần răng nói rứa”, để phản ánh bản chất giản dị, mộc mạc của người dân quê chân lấm tay bùn quanh năm, thì Y Phương cũng dùng cách nói cụ thể của bà con dân tộc Tày để ngợi ca tinh thần cần cù, chịu khó trong lao động, sống giản dị chất phác thật thà, không hề “nhỏ bé”,

tầm thường trước thiên hạ. Họ là những con người sống giản dị mà mạnh mẽ, hồn nhiên mà mộc

mạc. Người miền núi tuy có thể mộc mạc, thô sơ da thịt, có thể không biết nói khéo, không biết nói hay… nhưng ý nghĩ của họ, phẩm chất của họ thì thật là cao đẹp.

+ Chính cái hồn nhiên mộc mạc ấy lại chứa đựng sức sống mạnh mẽ của dân tộc ; giầu chí khí,

chí và mong ước ấy được cô đúc trong hai câu thơ vừa có hình ảnh cụ thể lại vừa hàm chứa ý nghĩa sâu sắc:

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục.

+ Việc “ đục đá” là khó, là đòi hỏi nghị lực, nhưng người quê hương ta đã làm,vẫn làm dể làm rạng rỡ quê hương. Chính những đức tính tốt đẹp cùng với sự lao động cần cù, nhẫn nại hàng ngày đã tạo nên sức mạnh để làm nên quê hương với truyền thống với phong tục tập quán tốt đẹp.

- Người cha đã tâm sự với con về tất cả những gì tốt đẹp nhất của người quê hương, nơi con đang sinh sống, cái nôi đang nuôi con khôn lớn, trưởng thành. Cha nói với con cũng là khuyên con bài học đạo lí làm người. Quê hương sau những năm dài chiến tranh, chưa giàu chưa đẹp, con phải biết gắn bó với quê hương. Trước những thử thách khó khăn, con không được sống tầm thường, sống hèn kém, sống “nhỏ bé”. Phải lao động, sáng tạo để xây dựng, “kê cao” quê hương. - Lời cuối “nói với con” càng trở nên tha thiết trong lời thủ thỉ dặn dò con thiết tha, chân tình, trìu mến, trong tiếng gọi “con ơi!” và lời nhắn nhủ “nghe con”. Song cái điều người cha nói với con thì thật là ngắn gọn, hàm súc mà sâu sắc, đồng thời lại có chút nghiêm nghị của mệnh lệnh trái tim:

“Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con.

Câu thơ ngắn lại như khắc sâu, có câu chỉ có hai tiếng. Điều mà người cha muốn khuyên con qua cách nhắc lại một phẩm chất của người đồng mình đã nêu ở trên: nghĩa là phải sống cho cao đẹp, không bao giờ được sống tầm thường, sống “nhỏ bé” trước thiên hạ, phải biết giữ lấy cốt cách giản dị, mộc mạc của “người lao động. Con cần tự tin mà vững bước trên đường đời, tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của quê hương yêu dấu. Hai tiếng “nghe con” là cả một tấm lòng cha bao la.

Tổng kết :

Qua bài thơ “Nói với con”, bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

B. Luyện tập.

Câu 1: Nêu cảm nhận về những câu thơ mở đầu bài: “Nói với con”của Y Phương:

Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ. Một bước chạm tiếng nói Hai bước chạm tiếng cười.

Câu 2: Cha muốn nói với con điều gì trong những dòng thơ sau:

Đan lờ cài nan hoa. Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

Câu 3: Nhà thơ Y Phương muốn nói với con điều gì trong những dòng thơ sau:

Người đồng mình thương lắm con ơi ….. không lo cực nhọc”

Câu 4: Viết đoạn văn ngắn có dùng lời dẫn trực tiếp để nêu suy nghĩ của em về những điều

người cha nói với con trong các câu thơ sau:

"Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé được đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục.

Câu 5: Cảm nhận về tình cảm của người cha đối với con, rút ra điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con.

- Tình cảm của người cha đối với con: yêu thương thiết tha, mong muốn con nên người, tin tưởng con sẽ tiếp nối được truyền thống của quê hương

- Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con chính là lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm tự tin khi bước vào đời. Đây là những điều quan trọng nhất giúp cho con nên người và phải chăng cũng là những bài học bổ ích thiết thực đối với mỗi chúng ta? Nói với con nhưng cũng là để nói với mọi người là như vậy.

Câu 6: Phân tích đoạn thơ sau để thấy nghĩa tường minh và hàm ý ẩn chứa trong đó:

Người đồng mình thô sơ da thịt…..

Không bao giờ nhỏ bé được………..Nghe con”.

************************************

BÀI 12: MÂY VÀ SÓNG.A. Kiến thức cần nhớ. A. Kiến thức cần nhớ.

1. Tác giả:

- Ta –Gor (1861 – 1941), là nhà thơ hiện đại lớn nhất Ấn Độ.

- Sinh ra ở Can –cút –ta (Ben gan), làm thơ rất sớm, từng du học nhiều nước.

- Sự nghiệp sáng tác đồ sộ (52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngắn). - Ông là nhà văn châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng Nô – ben năm 1913 với tập “Thơ Dâng”.

- Thơ của ông đa dạng về nội dung và hình thức, thể hiện sự kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa hiện đại và truyền thống, quốc tế và dân tộc.

+ Tình thần nhân văn cao cả, tính chất trữ tình, triết lí nồng đượm.

+ Thơ của ông còn sử dụng thành côn những hình ảnh của thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng.

- Ta –gor là nhà thơ mất mát niều trong cuộc sống gia đình. Trong vòng 6 năm ông đã mất đi những người thân yêu nhất: vợ, con gái, cha, anh và con trai, cũng chính vì sự mất mát đó khiến cho tình cảm gia đình đã trở thành một trong những đề tài quan trọng nhất trong thơ Ta –Gor. - Và điều nổi bật nhất trong các bài thơ viết về trẻ em của ông là tính hồn nhiên, sự vô tư rất đỗi trong sáng của các em.

- Bài thơ “Mây và sóng”là sự tưởng tượng của nhà thơ được sống dậy qua hồi ức về hai đứa con thân yêu còn nhỏ tuổi đã qua đời liền trong 3 năm, và nỗi đau đó đã khơi nguồn cảm xúc cho bài thơ này.

2. Tác phẩm:

- “Mây và sóng” được viết bằng tiếng Ben- gan, in trong tập Si – su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909, được tác giả dịch sang tiếng Anh, in trong tập “Trăng non”, xuất bản năm 1915.

- Bài thơ là lời một em bé thủ thỉ kể chuyện với mẹ do tác giả tưởng tượng ra. Đối tượng đối thoại và cũng là đối tượng biểu cảm của em là Mẹ, mặc dù mẹ không xuất hiện, không có ngôn ngữ đối thoại. Em thổ lộ tình cảm với mẹ một cách tự nhiên, một mạch trong lời kể chuyện của mình, trong suốt bài thơ.

+ Phần 1: từ đầu đến “xanh thẳm”: em bé kể với mẹ về lời rủ rê của mây và trò chơi do em tưởng tượng ra.

+ Phần 2: Còn lại: em bé kể với mẹ về lời rủ rê cảu sóng và trò chơi do em tự sáng tạo ra. - Từ “Mẹ ơi” đứng ở đầu đoạn 1 mà không đứng ở đầu đoạn 2 chứng tỏ phần hai là lượt thoại thứ hai của em bé, là đợt sóng lòng dâng lên lần thứ hai của em chứ không phải lần thứ hai trong bố cục tác phẩm. Đây là dụng ý nghệ thuật của nhà thơ nhằm làm bộc lộ rõ chủ đề của tác

phẩm: Dù trong tình huống thử thách nào thì cũng không bao giờ em muốn rời mẹ, tình thương yêu mẹ đã khiến em vượt qua và chiến thắng mọi cám dỗ.

- Trừ cụm từ “Mẹ ơi”, cả hai phần đều có trình tự tường thuật giống nhau: + Thuật lại lời rủ rê

+ Thuật lại lời từ chối

+ Thuật lại trò chơi do em bé sáng tạo ra.

3. Gợi ý phân tích:

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9 ÔN THI VÀO 10 THEO KHUNG CHUẨN 2015 (Trang 146 -146 )

×