- Về vấn đề: Hình tượng « anh bộ đội cụ Hồ » được ghi lại trong hai bài thơ đã lưu giữ trong
a. Những điểm chung:
* Yêu nước, yêu quê hương, có tình đồng chí gắn bó, keo sơn.
- Có thể phân tích tình yêu quê hương da diết, cháy bỏng của người lính trong bài thơ « Đồng chí » qua nỗi nhớ quê được thể hiện trong hình ảnh thơ « giếng nước gốc đa nhớ người ra
trận » ; và những trái tim yêu nước luôn hướng về miền Nam thân yêu với khát vọng cháy bỏng
là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước « xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước/ Chỉ cần
- Có thể phân tích cử chỉ nắm tay chất chứa bao tình cảm không lời trong cả hai bài thơ thể hiện sự gắn bó đồng chí. (Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Hoặc : « Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi..) - Có thể phân tích câu thơ: « Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ/ Đồng chí !
* Vượt qua mọi khó khăn gian khổ để quyết tâm tiêu diệt giặc, hoàn thành nhiệm vụ.
- Tất cả mọi khó khăn gian khổ, thử thách được tái hiện bằng những chi tiết hết sức thật, không né tránh, không tô vẽ trong cả hai bài thơ. (Cảnh rừng hoang sương muối, cảnh những người
lính sốt run người, áo rách vai, quần vài mảnh vá, chân không giầy.... những gian khổ và ác liệt
hiện hình trong những chiếc xe không kính, không mui, không đèn do bom giật, bom rung...., hình ảnh gió vào xoa mắt đắng, bụi phun tóc trắng như người già, mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời....)
- Gian khổ tưởng chừng như không thể vượt qua được, cái chết kề bên, vậy mà, các chiến sĩ đều có một tư thế hiên ngang, dũng cảm : «Chờ giặc tới », « ung dung buồng lái ta ngồi/ Nhìn đất,
nhìn trời, nhìn thẳng ».
*Tinh thần lạc quan và khí phách anh hùng.
- Đời lính gian khổ nhưng luôn giữ mãi nụ cười dẫu cho có cận kề cái chết : « nụ cười buốt giá » (Đồng chí) cho đến nụ cười rất ngang tàng, rất nghịch ngợm của của những anh lính lái xe phớt
đời « ha ha », cử chỉ «phì phèo châm điếu thuốc »...như một lời thách thức với quân thù.
- Luôn có niềm tin vào ngày mai chiến thắng : « Đầu súng trăng treo » ; «Lại đi lại đi trời xanh thêm »