Những biểu hiện cảm động của tình đồng chí:

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9 ôn thi vào 10 theo khung chuẩn 2015 (Trang 48)

- Mạch cảm xúc (bố cục)

b.Những biểu hiện cảm động của tình đồng chí:

- là sự cảm thông sâu sắc tâm tư nỗi niềm của nhau. Những người lính gắn bó với nhau, họ hiểu đến những nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội mình:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Người lính đi chiến đấu để lại sau lưng mình những gì thân thương nhất của quê hương: ruộng nương, gian nhà, giếng nước gốc đa…. Từ “mặc kệ” cho thấy tư thế ra đi dứt khoát của người lính. Nhưng sâu xa trong lòng, họ vẫn da diết nhớ quê hương, hình dung những người ở nhà đang thương nhớ họ, dõi theo tin tức của họ. HÌnh ảnh “giếng nước gốc đa” là hình ảnh thân thương của làng quê được nói nhiều trong ca dao xưa, được Chính Hữu vận dụng, đưa vào thơ thật thật đâm đà, kín đáo mà ý nhị biết bao! Gian nhà, giếng nước, gốc đa được nhân hoá, đang đêm ngày dõi theo bóng hình anh trai cày ra trận? Hay “người ra lính” vẫn đêm ngày ôm ấp bóng hình quê hương? Biết bao nhớ nhung! Những người lính không nói mình nhớ, lại chỉ nói người khác nhớ.

- Tình đồng chí còn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

+ Những gian lao, thiếu thốn trong cuộc sống của người lính những năm đầu kháng chiến chống Pháp hiện lên thật cụ thể, chân thực: áo rách, quần vá, chân không giày…. Những ngày đầu kháng chiến, quan và dân ta trải qua muôn vàn khó khăn: thiếu vũ khí, thiếu quân trang, thiếu lương thực, thuốc men,…. Người lính ra trận “áo vải chân không đi lùng giặc đánh”, quần áo

rách tả tơi, ốm đâu bệnh tật, sốt rét rừng

+ Chữ “biết” nghĩa là nếm trải, cùng chung chịu gian nan thử thách. Các chữ “Anh với tôi”,áo

anh, quần tôi” xuất hiện trong đoạn thơ như một sự kết dính, gắn bó keo sơn tình đồng chí thắm

thiết cao đẹp.

+ “Miệng cười buốt giá” thể hiện sâu sắc tinh thần lạc quan của người lính. Trong gian lao, nụ

cười tuy thấm thía gian khổ, thiếu thốn mà vẫn hồn nhiên bởi họ có hơi ấm và niềm vui của tình đồng chí.

+ Hình ảnh thơ “thương nhau tay nắm lấy bàn tay” thật xúc động và thấm thía: anh nắm lấy tay tôi, tôi nắm lấy bàn tay anh, để động viên nhau truyền cho nhau tình thương . Tình cảm chân thành và tha thiết ấy không diễn tả thành lời mà thể hiện bằng hành động giản dị, mộc mạc, không ồn ã nhưng thấm thía. Hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở “chân

không giày”, chiến thắng cái thời tiết “buốt giá” của những đêm “sương muối giữa rừng”,

chống chọi với những cơn “sốt run người”để “đi tới và làm nên thắng trận”.

- Trong đoạn thơ, “anh” và “tôi” luôn đi đôi với nhau, có khi đứng chung trong một câu thơ, có khi đi sóng đôi trong từng cặp câu liền nhau. Cấu trúc ấy đã diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội. Vượt qua những cơn lạnh thấu xương chỉ có thể bằng nghị lực, bản thân, bằng sự nâng đỡ của tình người, tình đồng chí.

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9 ôn thi vào 10 theo khung chuẩn 2015 (Trang 48)