Những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9 ôn thi vào 10 theo khung chuẩn 2015 (Trang 57)

I. Mở bài I Thân bà

2. Những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí

Nếu ở khổ thơ thứ nhất tác giả lí giải cơ sở của tình đồng chí thì ở khổ thơ thứ hai , tác giả đã nêu lên những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí.

- Họ gắn bó với nhau trong những đêm rét chung chăn, trong những lúc hành quân và họ hiểu những nỗi lòng sâu kín của nhau :

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

+ Họ xuất thân là những người nông dân nghèo bởi vậy họ gắn bó với ruộng đồng chòm

xóm. Ra đi vơi họ là bao khó khăn day dứt nhưng tiếng gọi của tổ quốc lớn lao hơn đã cho họ quyết tâm . Hai chữ « mặc kệ » đã nói lên được cái kiên quyết dứt khoát mạnh mẽ ấy và trách nhiệm vì cuộc sống bình yên nơi quê hương mà họ ra đi . Song chính thái độ gồng mình lên ấy cho ta hiểu rằng thực sự những người lính đã bỏ lại đằng sau bỏ thương mến nhớ nhung và tình cảm ấy càng cố kìm nén bao nhiêu thì càng trở nên bỏng cháy bấy nhiêu. Cho nên mới có câu thơ « Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính ». Hình ảnh giếng nước gốc đa nhớ người ra lính càng tô đậm sự gắn bó yêu thương của người lính với quê hương Hình ảnh “ giếng nước gốc đa” đã tô đậm sự gắn bó yêu thương của người lính với quê hương . Hình ảnh ấy vừa được sử dụng như một phép hoán dụ ( Giếng nước gốc đa biểu hiện cho làng quê Việt Nam – quê hương người lính ) , vừa được sử dụng như một phép nhân hoá ( giếng nước gốc đa biết nhớ nhung người lính ) . Nó giúp người lính diễn tả một cách hồn nhiên và tinh tế tâm hồn mình. Giếng nước gốc đa kia nhớ người ra lính hay chính tấm lòng người ra đi không nguôi nhớ về quê hương và đã tạo cho giếng nước gốc đa một tâm hồn ? Quả thực giữa người chiến sĩ và quê hương đã có một mối giao cảm vô cùng sâu sắc đậm đà . Tác giả như đang gợi lên hai tâm tình đang soi vào nhau đến tận cùng.

- Trong s ự đông cảm đó , họ đã chia sẻ nh ững gian lao thiếu th ốn c ủa cu ộc đ ời ng ư ời lính:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh S ốt run người vừng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Đó là những cơn sốt rét rừng đến run người đang tàn phá cơ thể người lính , l à nh ững trang phục mong manh giữa mùa đông lạnh gi á.

Họ không chỉ chia sẻ mọi gian lao mà họ còn cho nhau hơi ấm , cho nhau nụ cười ấm áp của tình dồng chí . Chi tiết “ miệng cười buốt giá” đã ấm lên sáng lên tình đồng đội và tinh thần lạc quan của người chiến sĩ . Rồi đến cái cử chỉ “ thương nhau tay nắm lấy bàn tay” đã thể hiện tình thương đồng đội sâu sắc . Cách biểu hiện yêu thương không ồn ào mà thấm thía . Trong buốt giá gian lao , các anh truyền cho nhau nièm tin , truyên ho nhau sức mạnh để vượt lên tất cả đảy lùi gian lao. Câu thơ ấm áp trong ngọn lửa thân thương !

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9 ôn thi vào 10 theo khung chuẩn 2015 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(200 trang)
w