Hình ảnh những chiếc xe không kính đó làm nổi bật hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn.

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9 ôn thi vào 10 theo khung chuẩn 2015 (Trang 61)

I. Mở bài I Thân bà

b. Hình ảnh những chiếc xe không kính đó làm nổi bật hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn.

lửa đạn nhưng phải có một hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch thích cái lạ như Phạm Tiến Duật mới nhận ra đụơc và đưa nó vào thơ thành hình tượng thơ độc đáo của thời chiến tranh chống Mĩ. Không tô vẽ, không cường điệu mà tả thực nhưng chính cái thực đã làm người đọc suy nghĩ, hình dung mức độ ác liệt của chiến tranh, bom đạn giặc Mĩ. Hơn nữa, viết về những người lái xe thì không gì gắn họ với hình ảnh chiếc xe, qua xe mà làm nổi bật hình ảnh ngưới lái xe.

- Bởi thế, hai câu thơ mở đầu bài đã thu hút sự chú ý của người đọc, người đọc bỗng nhận ra chất thơ rất đẹp từ hình ảnh ấy: Bom đạn khốc liệt của chiến tranh cũng chỉ đủ để làm cho những chiếc xe mất kính, thậm chí “không có kính, rồi xe không có đèn – Không có mui xe thùng xe có

xước”. Và những chiếc xe như vậy vẫn ngang tàng băng ra chiến trường. Chính chất thơ ấy đâ

làm cho những chiếc xe không kính trở thành hình ảnh thơ độc đáo.

b. Hình ảnh những chiếc xe không kính đó làm nổi bật hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn. Trường Sơn.

*Trên chiếc xe không kính, người lính hiện ra với tư thế ung dung, hiên ngang, bình tĩnh

Ung dung buồn lái ta ngồi Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng.

- Đảo ngữ “ung dung” với điệp từ “nhìn” cho ta thấy cái tư thế ung dung, thong thả, khoan thai, bình tĩnh, tự tin của người làm chủ, chiến thắng hoàn cảnh. Bầu không khí căng thẳng với “Bom giật, bom rung”, vậy mà họ vẫn nhìn thẳng, cái nhìn hướng về phía trước của một con người luôn coi thường hiểm nguy. Nhịp thơ 2/2/2 với những dấu phẩy ngắt khiến âm điệu câu thơ trở nên chậm rãi, như diễn tả thái độ thản nhiên đàng hoàng.

- Thật bất ngờ, với tư thế ấy, họ đã biến những nguy hiểm trở ngại trên đường thành niềm vui thích, một sự hưởng thụ, một cách tiếp xúc trực tiếp, mạnh mẽ với không gian bên ngoài.

+ Những cảm giác của người chiến sĩ trong chiếc xe không kính được miêu tả thật chân thực, chính xác đến từng chi tiết qua những hình ảnh thơ nhân hoá, so sánh và điệp ngữ:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

+ Những chữ “nhìn” lặp đi lặp lại như một niềm sảng khoái bất tận. Không có kính, càng dễ “nhìn đất, nhìn trời” với tư thế “nhìn thẳng” thật hiên ngang. Hay nhất là hai chữ “nhìn thẳng” – nhìn thẳng vào gian khổ, nhìn thẳng vào hi sinh, không run sợ, không né tránh.

+ Không có kính chắn gió, bảo hiểm, xe lại chạy nhanh nên người lái phải đối mặt với bao khó khăn nguy hiểm: nào là “:gió vào xoa mắt đắng”, nào là “con đường chạy thẳng vào tim”, rồi

sao trời”, rồi “cánh chim” đột ngột, bất ngờ như sa, như ùa- rơi rụng, va đập, quăng ném.... vào

buồng lái, vào mặt mũi, thân mình. Đó là những ấn tượng thực nhưng qua cách cảm nhận của tác giả, đã trở thành những hình ảnh lãng mạn. Lời thơ nhẹ nhõm, trôi chảy như những chiếc xe vun vút chạy trên đường.

* Thái độ bất chấp khó khăn, coi thường gian khổ , tinh thần lạc quan của người lính trẻ.

Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần rửa, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

- Trên con đường chi viện cho miền Nam ruột thịt, những người lính đã nếm trải đủ mùi gian khổ. Những câu thơ giản dị như lời nói cửa miệng của người lính: “không có kính ừ thì có bụi, ừ

thì ướt áo”, “chưa cần rửa”, “chưa cần thay”…Điệp khúc ấy tạo nên giọng điệu ngang tàng, bất

chấp. Trước thử thách mới, người chiến sĩ vẫn không nao núng mà các anh càng bình tĩnh, dũng cảm hơn, chấp nhận thử thách như một tất yếu. Đầu tóc mặt mũi bụi bám trắng không cần rửa, áo ướt không cần thay, và vẫn có thể “phì phèo châm điếu thuốc – Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”. Sự bình thản đã đạt đến mức vô tư lự một cách thật trẻ trung, cái thái độ “phót tỉnh” cũng rất trẻ trung. Niềm vui và tiếng cười của những người lính trẻ sôi nổi, tinh nghịch cứ vút lên giữa gian khổ khắc nghiệt, giữa cả nguy hiểm chết người của chiến tranh với những “bom giật, bom rung”. Câu thơ cuối 7 tiếng cuối đoạn có đến 6 thanh bằng “mưa ngừng gió lùa khô mau thôi” gợi cảm giác nhẹ nhõm, ung dung rất lạc quan, rất thanh thản. Ý thơ rộn rã, sôi động như sự sôi động hối hả của đoàn xe trên đường đi tới.

* Tình đồng chí, đồng độ i gắn bó keo sơn, thắm thiết - một nét đẹp phẩm chất của người lính.

- Những khoảnh khắc của chiến tranh, giữa sống chết, những người lính trẻ sôi nổi, yêu đời từ những miền quê khác nhau nhưng cùng một nhiệm vụ, lí tưởng đã gắn bó nhau như ruột thịt,

gia đình:

Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Cái bắt tay độc đáo là biểu hiện đẹp đẽ ấm lòng của tình đồng chí, đồng đội đầy mộc mạc nhưng thấm thía : “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”, cái bắt tay thay cho lời nói như một sự bù đắp tinh thần cho sự thiếu thốn về vật chất. Chỉ có những người lính, những chiếc xe thời chống Mĩ mới có thể có những cái bắt tay ấy, một chi tiết nhỏ nhưng mang dấu ấn của cả một thời đại hào hùng.

- Lúc cắm trại, các anh trò chuyện, ăn uống, nghỉ ngơi thoải mái, xuềnh xoàng, nhường nhịn nhau như anh em ruột thịt.: chung bát,chung đũa, mắc võng chông chênh... chỉ trong một thoáng chốc. Tình cảm gia đình người lính thật bình dị, ấm áp thân thương tạo nên sức mạnh, nâng bước chân người lính để rồi các anh lại tiếp tục hành quân: “Lại đi lại đi trời xanh thêm”, vì lòng người phơi phới say mê trước những chặng đường đã đi và đang đến. “Trời xanh thêm” vì lòng người luôn có niềm tin về một ngày mai chiến thắng. Nhịp điệu câu thơ vừa sôi nổi, vừa nhịp nhàng cùng với điệp từ “lại đi” được lặp lại hai lần gợi tả nhịp sống chiến đấu và hành quân của tiểu đội xe không kính mà không một sức mạnh đạn bom nào có thể ngăn cản nổi. Sự sống không chỉ tồn tại mà còn tồn tại trong một tư thế kiêu hãnh, hiên ngang – tư thế của người chiến thắng.

* Đ iều làm nên sức mạnh để người lính vượt qua khó khăn, gian khổ chính là tình yêu nước, là ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Không có kính, rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

- Khổ thơ cuối vẫn giọng thơ mộc mạc, mà nhạc điệu hình ảnh rất đẹp, rất thơ, cảm hứng và suy tưởng vừa bay bổng, vừa sâu sắc để hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của những chiến sĩ vận tải Trường Sơn. Trong bốn câu thơ có sự tương phản rõ rệt giữa vật chất và tinh thần, giữa bên ngoài và bên trong, giữa cái không và cái có. Bom đạn kẻ thù đã tước đi của chiếc xe rất nhiều, biến chiếc xe trở thành trơ trụi đến kì lạ: “không kính, không mui, không đèn, thùng xe có xước...” và biết bao chiến sĩ đã dũng cảm hi sinh. Điệp ngữ “không có” nhắc lại ba lần như nhân lên những thử thách khốc liệt. Hai dòng thơ ngắt làm bốn khúc “không có kính / rồi xe không có đèn/ Không có mui xe/ thùng xe có xước” như bốn chặng gập ghềnh, khúc khuỷu, đầy chông gai, bom đạn.

- Ấy vậy mà hai câu cuối, âm điệu đối chọi lại, trôi chảy, hình ảnh đậm nét. Những chiếc xe mang trên mình đầy thương tích đó lại như những chiến sĩ kiên cường vượt lên trên bom đạn, hăm hở lao ra tiền tuyến. Phía trước ấy là miền Nam thân yêu. Sức mạnh để chiếc xe băng mình ra trận chính là sức mạnh của trái tim người lính, một trái tim nồng nàn tình yêu nước và sôi trào ý chí chiến đấu, giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc.

- Điệp ngữ “không có”, các từ ngữ tương ứng “vẫn … chỉ cần có” đã làm cho giọng thơ, ý thơ trở nên mạnh mẽ, hào hùng. Vẫn là cách nói thản nhiên ngang tàng của lính nhưng câu thơ lại lắng sâu một tinh thần trách nhiệm và có ý nghĩa như một lời thề thiêng liêng. Quyết tâm chiến đấu và chí khí anh hùng của người lính không có đạn bom nào của kẻ thù có thể làm lay chuyển được.

5. Tổng kết:

Bài thơ đã sáng tạo một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính, qua đó khắc hoạ nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.

Tác giả đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, cùng với

ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ tự nhiên, khoẻ khoắn.

5. Liên hệ mở rộng.

Ơi chiếc xe vận tải Ta cầm lái đi đây Nặng biết bao ơn ngãi Xe ơi cùng ta bay Dù mưa bom bão đạn Ta lấy đêm làm ngày Ta cùng cây làm bạn Xe đi trong đêm tối Dù đường lạ đường quen Xe đi không lạc lối Có mắt ta làm đèn Ta qua sông qua suối Ta qua núi qua đèo Lòng ta vui như hội Như cờ bay gió reo. Ơi này anh xung kích Ơi này o du kích

Có nghe thấy gì không? Chuyện chi mà rúc rích!

Nhớ (Phạm Tiến Duật)

Cái vết thương xoàng mà đi viện Hàng còn chờ đó, tiếng xe reo

Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến

Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo.

Nhạc và lời của Tân Huyền

Những đêm Trường Sơn

Ta đã đi qua bao chặng đường vất vả Đạn réo, bom rơi, mưa rừng xối xả Những đêm Trường Sơn

Đường tiền tuyến uốn quanh co, Mây trời đẹp quá,

Vỡ kính rồi, trăng tràn cả vào xe! Tay lái thân yêu đã cùng ta

Bao chuyến đi về vượt từng hố bom Từng ngọn cây vách đá

Tay lái thân yêu vẫn cùng ta Đinh ninh trong dạ

Chi viện tiền phương xe lăn hối hả

Mang lửa nhiệt tình, đi giải phóng quê hương

TRường Sơn Đông, Trường Sơn Tây

Phạm Tiến Duật Phổ nhạc: Hoàng Hiệp

- Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn Hai đứa ở hai đầu xa thẳm

Đường ra trận mùa này đẹp lắm

Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây Trường Sơn tây anh đi

-Thiếu tất cả ta rất giàu dũng khí

Sống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hoá anh hùng Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo. (Tố Hữu)

- Kính chào anh con người đẹp nhất Cả nước hôn anh chàng trai chân đất Sống hiên ngang bất khuất trên đời Như Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi. Một dây ná, một cây chông cũng tiến công giặc Mỹ

- Vẫn đôi dép lội chiến trường

Vẫn vành mũ lá coi thường hiểm nguy. (Tiếng hát sang xuân - Tố Hữu)

- Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai. (Tố Hữu)

Con đường mà gánh gạo

Muỗi bay rừng già cho dài tay áo Hết rau rồi, em có lấy măng không?...

Anh lên xe trời đổ cơn mưa Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ Em xuống núi nắng về rực rỡ, Cái nhành cây gạt mối riêng tư…

Từ nơi em đưa sang bên nơi anh

Những binh đoàn nôi nhau ra tiền tuyến, Như tình yêu nối dài vô tận

Đông TRường Sơn nhớ tây Trường Sơn. - Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. (Tây Tiến – Quang Dũng)

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9 ôn thi vào 10 theo khung chuẩn 2015 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(200 trang)
w