Hình ảnh vầng trăng và cảm xúc của nhà thơ.

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9 ôn thi vào 10 theo khung chuẩn 2015 (Trang 102)

- Bài thơ chứa đựng ý nghĩa triết lí thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi ngườ

a.Hình ảnh vầng trăng và cảm xúc của nhà thơ.

Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ là một hình tượng đa nghĩa.

- Trước hết, vầng trăng là một hình ảnh của thiên nhiên khoáng đạt, hồn nhiên, tươi mát. Trong hai khổ thơ đầu, vầng trăng hiện ra trong không gian của ruộng đồng, sông biển, núi rừng. Đó là vầng trăng của “hồi nhỏ sống với đồng” và sau này là “hồi chiến tranh ở rừng”. Lúc ấy,

con người sống giản dị, “trần trụi với thiên nhiên - hồn nhiên như cây cỏ”. Vầng trăng trở thành người bạn tri kỉ, thành “vầng trăng tình nghĩa” gắn bó trong suốt những năm tháng từ thưở ấu thơ ở quê nhà đến hồi chiến tranh sống ở rừng.

- Đến khi về thành phố, sống giữa những tiện nghi hiện đại, “quen ánh điện cửa gương”, con người bỗng quên đi cái vầng trăng “ngỡ không bao giờ quên” kia, bỗng vô tình với “cái vầng

trăng tình nghĩa” kia Sự vô tình đến mức tàn nhẫn:

Vầng trăng đi qua ngõ Như người dưng qua đường

Rồi đến một đêm nào đó: Thình lình đèn điện tắt Phòng buyn- đinh tối om

Vội bật tung cửa sổ Đột ngột vầng trăng tròn

Con người đã quen với ánh đèn điện nên quên trăng. Vầng trăng vẫn có ở đó nhưng “như người

dưng qua đường”. Phải đến khi đèn điện tắt, con người lại nhìn thấy và nhận ra vầng trăng. Phải

đột ngột như thế, phải bất ngờ như thế, vầng trăng mới làm thức dậy trong tâm trí con người bao cảm xúc:

Ngửa mặt lên nhìn mặt Có cái gì rưng rưng

Như là đồng là bể Như là sống là rừng.

Ngửa mặt lên nhìn mặt”, mặt người và mặt trăng đối diện nhau. Đó là khoảnh khắc bất ngờ

gặp lại “cố nhân”. Khoảnh khắc gặp gỡ đó khiến người “rưng rưng” cảm xúc. Vầng trăng làm ùa dậy trong tâm trí những hình ảnh của thiên nhiên, của quê hương đất nước.

- Vầng trăng trong bài thơ còn có ý nghĩa biểu tượng: biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống.

+ Vầng trăng đâu chỉ làm ùa dậy trong tâm trí những hình ảnh của thiên nhiên, của quê hương, đất nước, mà còn đánh thức trong tâm trí con người bao kỉ niệm hồn nhiên của thời tuổi nhỏ, bao kỉ niệm nghĩa tình của môt thời gian lao chiến đấu.

Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình.

Mặc cho con người vô tình, “trăng cứ tròn vành vạnh”. Đó là hình ảnh tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. “Ánh trăng im phăng phắc”, phép nhân hoá khiến hình ảnh vầng trăng hiện ra như một con người cụ thể, một người bạn, một nhân chứng, rất nghĩa tình nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc đang nhắc nhở con người đừng quên đi quá khứ. “Ánh trăng

im phăng phắc” nhưng đủ để làm con người “giật mình” nhận ra sự vô tình không nên có, sự

lãng quên đáng trách của mình. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên, nhưng thiên nhiên và nghĩa tình quá khứ thì vẫn nguyên vẹn, vĩnh hằng.

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9 ôn thi vào 10 theo khung chuẩn 2015 (Trang 102)