Phân tích giá trị biểu cảm của từ “Chông chênh” trong câu thơ: “Võng mắc chông chênh

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9 ôn thi vào 10 theo khung chuẩn 2015 (Trang 69)

I. Mở bài I Thân bà

a.Phân tích giá trị biểu cảm của từ “Chông chênh” trong câu thơ: “Võng mắc chông chênh

đường xe chạy. Lại đi, lại đi trời xanh thêm”

b. Chỉ với hai câu thơ trên, Phạm Tiến Duật đã cho ta hiểu vẻ đẹp người lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ. Hãy viết tiếp từ 7 đến 12 câu tạo đoạn văn diễn dịch hoàn chỉnh (trong đó có sử dụng phép nối và câu đơn mở rộng thành phần chủ ngữ)

Câu 6: Khi phân tích bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, trong phần giải quyết vấn đề, bạn em đã nêu được một nhận xét:

Bài thơ không chỉ phản ánh được cái khốc liệt, sự gian khổ của chiến tranh qua hình ảnh

những chiếc xe không kính mà từ trong những gian khổ, sự khốc liệt ấy bài thơ còn là lời khẳng định ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong

những năm kháng chiến chống Mĩ

a. Câu văn trên chứa đựng đề tài gì?

b. Triển khai 1 ý trong đề tài trên thành một đoạn văn hoàn chỉnh.

Gợi ý:

a.Đề tài:

- Bài thơ phản ánh được cái khốc liệt, gian khổ của chiến tranh qua hình ảnh những ch iếc xe không kính.

- Bài thơ là khúc hát ngợi ca vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. a. Triển khai đề tài 2: Vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe (theo các ý sau)

- Tư thế hiên ngang, bình tĩnh (khi xe mất đi những hệ số an toàn)

- Thái độ bất chấp gian khổ, hiểm nguy, đón nhận gian khổ khó khăn rất đàng hoàng, chủ động.

- Lạc quan, vui vẻ, trẻ trung

- Tinh thần quyết chiến, quyết thắng, vượt lên mọi thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy, tất cả vì Miền Nam phía trước

- Viết đoạn văn phân tích hai câu cuối của bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

- Gợi ý: Hai câu cuối của “ bài thơ về tiểu đội xe khiông kính” đã khắc đậm hình ảnh đẹp

đẽ của người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường TS:

- Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước

- Chỉ cần trong xe có một trái tim

- Những chiếc xe ấy đã bị bom đạn chiến tranh phá huỷ nặng nề, mát đi cả những hệ số an toàn, tưởng như không thể lăn bánh. Vậy mà những người chiến sĩ lái xe đâu có chịu dừng . Những chiếc xe của họ chở lương thực, thuốc men , đạn dược vẫn chạy trong bom rơi

đạn lửa bởi phía trước là MN đang vẫy gọi . Công cuộc giành độc lập tự do cua rnửa nước vẫn phải tiếp tục . Dùng hình ảnh tương phản đối lập, câu thơ không chỉ nêu bật đực sự ngoan cường, dũng cảm, vượt lên trên gian khổ, ác liệt mà còn nêu bât được ý chí chiến đấu giải phóng MN , thống nhất đất nước. Hơn thế hình ảnh hoán dụ “ một trái tim” hình ảnh đẹp nhất của bài thơ cùng kết cấu câu “ vẫn - chỉ cần” đã lí giả về sức mạnh vượt khó, khẳng định hơn tinh thần hiên ngang bất khuất sự lạc quan tự tin trong cuộc chiến của người lính lái xe. Chính điều đó đã tạo nên sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng để chúng ta mãi yêu quý và cảm phục

Đề 4 : Cảm nhận của em về hình ảnh người lính cách mạng qua hai bài thơ « Đồng chí » và « Bài thơ về tiểu đội xe không kính »

Đề 5 : Đồng chí (Chính Hữu) và « Bài thơ về tiểu đội xe không kính » (Phạm Tiến Duật) là hai bài thơ tiêu biểu viết về đề tài người lính cách mạng trong hai thời kì chống Pháp và chống Mỹ - so sánh hình ảnh người lính cách mạng ở hai bài thơ này.

Gợi ý : Tham khảo hệ thống luận điểm phần thân bài của đề 4,5

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9 ôn thi vào 10 theo khung chuẩn 2015 (Trang 69)