C. Phần tập làm văn:
B. Câuhỏi luyện tập
Câu 1: Hãy nêu nhận xét về hình ảnh tượng trưng của hình tượng “bếp lửa”
Câu 2: Hình ảnh bếp lửa gợi lại những kỉ niệm nào của bà và cháu? Vì sao người cháu có “ngọn
khói trăm tàu, có lửa trăm nhà, có niềm vui trăm ngả” mà vẫn không quên nhắc về bếp lửa?
Câu 3: Phân tích giá trị nghệ thuật của điệp từ “nhóm” trong khổ thơ sau
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới xẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”
- Điệp từ “nhóm” được nhắc lại 4 lần làm toả sáng hơn nét “kì lạ” và thiêng liêng bếp lửa. Bếp lửa của tình bà đã nhóm lên trong lòng cháu bao điều thiêng liêng, kì lạ. Từ “nhóm” đứng đầu mỗi dòng thơ mang nhiều ý nghĩa: Từ bếp lửa của bà những gì được nhóm lên, khơi lên?
+ Khơi dậy tình cảm nồng ấm
+ Khơi dậy tình yêu thương, tình làng nghĩa xóm, quê hương
+ Khơi dậy những kỉ niệm tuổi thơ, bà là cội nguồn của niềm vui, của ngọt bùi nồng đượm, là khởi nguồn của những tâm tình tuổi nhỏ.
Câu 4: Cho câu thơ:
“lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”
a. Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo.
b. Đoạn thơ vừa chép nằm trong bài thơ nào? của ai?
c. Từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép có những nghĩa nào?
d. Hình ảnh bếp lửa và ngọn lửa được nhắc đến trong bài thơ có ý nghĩ gì?
Câu 5:Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về hình ảnh người bà trong bài thơ “Bếp lửa”
của Bằng Việt.
Câu 6: Cho câu chủ đề sau:
Bên cạnh đó tác giả còn khắc hoạ rất đậm nét nhân vật trữ tình người cháu với những cảm nhận sâu sắc về bà và bếp lửa.
Hãy hoàn thành đoạn văn trên bằng đoạn văn tổng phân hợp có độ dài khoảng 12 -> 15 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một phép liên kết, 1 thành phần biệt lập, gạch chân chỉ rõ.
Câu 7: So sánh hai bài thơ “bếp lửa”của Bằng Việt và “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh (ngữ
văn 7, tập một) để chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau về đề tài, nội dung cảm xúc và kỉ niệm, cách biểu đạt và suy nghĩ.
Câu 8: Trong bài thơ, hai lần tác giả dùng cụm từ “biết mấy nắng mưa” để nói về cuộc đời bà. Chép hai câu thơ có cụm từ ấy trong bài thơ và nêu ý nghĩa của cụm từ này, liên hệ với môộ số ví dụ trong thơ ca có sử dụng từ “nắng, mưa” để minh hoạ.
Câu 9: Tìm những hình ảnh trong văn học có ý nghĩa biểu tượng như hình ảnh bếp lửa trong
bài thơ.
Câu 10: Cho câu chủ đề sau: Từ những hoài niệm về tuổi thơ và bà, người cháu suy ngẫm về
cuộc đời bà và về lẽ sống của bà.
Hãy hoàn thành tiếp đoạn văn theo cách diễn dịch, trong đoạn có sử dụng một câu bị động, một thành phần biệt lập.
TẬP LÀM VĂN
Đề bài: suy nghĩ về bài thơ “bếp lửa” của Bằng Việt 1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Nghị luận về một bài thơ - Vấn đề nghị luận: tình cảm bà cháu
- Cách nghị luận: suy nghĩ: xuất phát từ sự cảm thụ cá nhân đối với bài thơ, khái quát thành những thuộc tính tinh thần cao đẹp của con người.
2. Tìm ý :
- tình yêu quê hương nói chung trong các bài thơ đã học, đã đọc
- tình yêu quê hương với nét riêng trong bài thơ “bếp lửa” của Bằng Việt.