- Giáo dục HS có ý thức trách nhiệm với cuộc sống gia đình.
ÔN TẬP CHƯƠNG II (T1)
BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN (T2)
TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN (T2)
I- MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài HS hiểu được.
a) Về kiến thức: - Sự cần thiết phải bảo quản chất dinh dưỡng trong khi nấu ăn b) Về kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng biết cách bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn
c) Về thái độ: - Giáo dục HS biết được cách bảo quản chất dinh dưỡng. II- CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh vẽ 3-17 trang 81, 3-18, 3-19 trang 82 SGK.
Một số rau củ, quả, một số hạt đậu các loại, bắp, gạo, đường đun khét (nước màu), rau luộc, nước đun sôi.
- HS:
III- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp. IV- TIẾN TRÌNH:
1/ Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS.
2/ Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1: Đậu hạt khô, gạo bảo quản như thế nào?
Đáp án: - Đậu hạt khô bảo quản chu đáo nơi khô ráo, mát mẻ, tránh sâu mọt. - Gạo không vo quá kỹ sẽ bị mất sinh tố B.
Câu hỏi 2: Rau, củ, quả, đậu hạt tươi bảo quản như thế nào?
Đáp án: - Rửa rau thật sạch chỉ nên cắt thái sau khi rửa và không để rau khô héo. - Rau, củ, quả ăn sống nên gọt vỏ trước khi ăn.
3/ Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC
* Giáo viên giới thiệu bài mới.
+ Những thực phẩm nào dể bị mất chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến ?
+ Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến thức ăn ?
+ Đun nấu lâu, rán lâu thực phẩm sẽ như thế nào?
+ HS trả lời.
- Những điều nào cần lưu ý khi chế biến món ăn.
+ Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước như thế nào?
I- Bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến.
1/ Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến thức ăn?
Đun nấu lâu, rán lâu thực phẩm sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong nước, trong chất béo như sinh tố C, B, PP, A, D, E, K.
* Những điều cần lưu ý khi chế biến món ăn.
+ Không nên dùng gạo như thế nào ? và vo gạo như thế nào ?
+ Nấu cơm chắt nước thì như thế nào ? + HS trả lời.
* Trong quá trình sử dụng nhiệt, các chất dinh dưỡng chịu nhiều biến đổi, dể bị biến chất hoặc tiêu hủy bởi nhiệt. Do đó cần phải quan tâm đến việc sử dụng nhiệt thắch hợp trong chế biến để giữ cho món ăn luôn có giá trị dinh dưỡng cao.
+ Khi đun nóng ở nhiệt độ quá cao (vượt quá nhiệt độ làm chắn chất đạm như thế nào?)
+ Đun nóng nhiều vượt quá nhiệt độ nóng chảy và nấu sôi) chất béo như thế nào ? + Chất đường khi đun khô đến 180o C như thế nào ?
+ Chất tinh bột ở nhiệt độ cao như thế nào ?
+ Khi đun nấu chất khoáng như thế nào + HS trả lời.
- Khi nấu tránh khuấy nhiều. - Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần
- Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo kỹ gạo khi nấu cơm.
- Không nên chắt bỏ nước cơm, vì sẽ mất sinh tố B1
2/ Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với
thành phần dinh dưỡng.
a- Chất đạm: Khi đun nóng ở nhiệt độ quá cao, giá trị dinh dưỡng sẽ bị giảm đi
b- Chất béo: Sinh tố A sẽ bị phân hủy và chất béo sẽ bị biến chất.
c- Chất đường bột: Sẽ bị biến mất chuyển sang màu nâu có vị đắng chất dinh dưỡng sẽ bị tiêu hủy hoàn toàn.
d- Chất khoáng: Một phần chất khoáng sẽ hoà tan vào nước.
e- Sinh tố: Trong quá trình chế biến các sinh tố dể bị mất đi
4/ Củng cố và luyện tập:
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ.
- Cho HS đọc phần có thể em chưa biết.
* Nêu những điều cần lưu ý khi chế biến món ăn? - Cho thực phẩm vào hay nấu khi nước sôi.
- Khi nấu tránh khuấy nhiều.
- Không nên hâm thức ăn lại nhiều lần.
- Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo kĩ gạo khi nấu cơm. - Không nên chắt bỏ nước cơm vì sẽ mất sinh tố B1.
5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Về nhà học thuộc bài, thuộc phần ghi nhớ. - Làm bài tập 3, 4 trang 84 SGK
- Chuẩn bị bài mới: các phương pháp chế biến thực phẩm không dùng nhiệt. - Tổ 1: Chuẩn bị món nộm rau muống
- Tổ 2: Chuẩn bị món nộm thập cẩm V- RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 44