0
Tải bản đầy đủ (.docx) (198 trang)

CƠ SỞ ĂN UỐNG HỢP LÝ (T3)

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 CẢ NĂM_CKTKN_BỘ 13 (Trang 90 -90 )

- Giáo dục HS có ý thức trách nhiệm với cuộc sống gia đình.

ÔN TẬP CHƯƠNG II (T1)

CƠ SỞ ĂN UỐNG HỢP LÝ (T3)

I- MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài, HS nắm được:

a) Về kiến thức: - Biết các chất dinh dưỡng, vai trò của chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.

- Nắm được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế thực phẩn trong cùng nhóm, để đảm bảo đủ chất, ngon miệng và cân bằng dinh dưỡng.

- Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

b) Về kỹ năng: - Giáo dục HS biết được các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. - Biết cách thay đổi các món ăn có đủ chất dinh dưỡng.

c) Về thái độ: - Giáo dục HS biết cách bảo vệ cơ thể bằng cách ăn uống đủ chất dinh dưỡng phù hợp với kinh tế gia đình.

II- CHUẨN BỊ:

- GV: Tranh vẽ 3-11 trang 72 SGK, tranh vẽ hình 3-13a trang 73 SGK. - HS: Bánh mì, các loại đậu, gạo, bắp, vi ta min.

III- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Diễn giảng, vấn đáp, thảo luận nhóm, trực quan

IV- TIẾN TRÌNH:

1/ Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS

2/ Kiểm ta bài cũ:

Câu hỏi 1: Trình bày cách thay thế thức ăn để có bữa ăn hợp lý ?

Đáp án: Để thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần không bị thay đổi cần thay thế thức ăn trong cùng một nhóm.

Câu hỏi 2: Thức ăn được phân làm mấy nhóm ? Kể tên các nhóm đó ?

Đáp án: 4 nhóm gồm: Nhóm giàu chất đạm, chất đường bột, chất béo, chất khoáng và vitamin.

3/ Giảng bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC

* Cho HS xem hình 3-11 trang 72 SGK.

+ Em có nhận xét gì về thể trạng của cậu bé. Em bé mắc bệnh gì và do nguyên nhân nào gây nên?

+ HS quan sát nhận xét.

+ Thiếu chất đạm trầm trọng ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ em?

III- Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể

1/ Chất đạm:

a- Thiếu chất đạm trầm trọng.

Trẻ em bị suy dinh dưỡng làm cho cơ thể phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển. Ngoài ra trẻ em còn dễ bị mắc bệnh nhiễmkhuẩn và trắ tuệ kém phát triển. b- Thừa chất đạm.

Cơ thể gây nên bệnh béo phì, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch,. . .

2/ Chất đường bột :

+ HS trả lời.

* GV hướng dẫn HS xem hình 3-12 trang 73 SGK nhận xét.

+ Em sẽ khuyên cậu bé đó như thế nào để gầy bớt đi?

+ HS quan sát nhận xét.

* Cho HS thảo luận  kết luận.

+ Ăn thiếu chất đường bột như thế nào?

+ Em hãy cho biết thức ăn nào có thể làm răng dễ bị sâu ? đường

+ Ăn quá nhiều chất béo thì cơ thể như thế nào ? sẽ bị hiện tượng gì ? + Ăn thiếu chất béo cơ thể như thế nào?

+ HS thảo luận nhóm.

- Thiếu chất đường bột sẽ bị đói, mệt, cơ thể ốm yếu.

3/ Chất béo:

- Thừa chất béo làm cơ thể béo phệ, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

- Thiếu chất béo sẽ thiếu năng lượng và vitamin, cơ thể ốm yếu dễ bị mệt, đói * Tóm lại: Muốn đầy đủ chất dinh dưỡng, cần phải kết hợp nhiều loại thức ăn khác nhau trong bữa ăn hàng ngày.

- Cần lưu ý chọn đủ thức ăn của các nhóm để kết hợp thành một bữa ăn hoàn chỉnh, yếu tố này gọi là cân bằng các chất dinh dưỡng trong bữa ăn.

* GV hướng dẫn HS quan sát hình 3-13a trang 73 và 3-13b trang 74 SGK phân tắch và hiểu thêm về lượng dinh dưỡng cần thiết cho HS mỗi ngày và tháp dinh dưỡng cân đối trung bình cho một người trong một tháng.

4/ Củng cố và luyện tập:

- Đọc phần ghi nhớ.

- Đọc phần có thể em chưa biết.

Ăn quá nhiều chất đường bột cơ thể sẽ như thế nào ? Sẽ làm tăng trọng và gây béo phì.

Ăn thiếu chất béo cơ thể sẽ như thế nào ? Thiếu năng lượng và vitamin, cơ thể ốm yếu dễ bị mệt, đói.

5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

- Về nhà học thuộc bài, học thuộc phần ghi nhớ. - Chuẩn bị bài mới vệ sinh an toàn thực phẩm. - Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm.

- Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn.

- Biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà. V- RÚT KINH NGHIỆM:

Ngày soạn: / /20 Ngày dạy: / /20

Tiết 40

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 CẢ NĂM_CKTKN_BỘ 13 (Trang 90 -90 )

×