Xu hƣớng quốc tế về hình phạt tử hình

Một phần của tài liệu Vấn đề loại bỏ hình phạt tử hình trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ (Trang 36)

b. Một số quy định mới về phần các tội phạm

1.3.3. Xu hƣớng quốc tế về hình phạt tử hình

Sau khi Tuyên ngôn nhân quyền được Liên hợp quốc thông qua năm 1948, chỉ có 14 nước đã bãi bỏ án tử hình và 7 trong số đó đã bãi bỏ án tử hình cho tất các loại tội phạm mà phần lớn là các nước Nam Mỹ. 7 quốc gia trong cộng đồng Châu Âu đã bãi bỏ án tử hình đối với tội giết người và một số loại tội phạm khác, nhưng vẫn áp dụng đối với tội phản quốc và một số tội phạm chiến tranh. Đến năm 1966, Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị được thông qua bởi Đại hội đồng Liên hợp

quốc thì vẫn chỉ có 26 quốc gia xóa bỏ hình phạt tử hình ra khỏi hệ thống hình phạt của mình [42].

Những năm 1970 trở lại đây, xu hướng xóa bỏ hình phạt tử hình ở các quốc gia trên thế giới ngày càng gia tăng rõ nét. Trong thập niên 1970, trên thế giới có thêm 07 quốc gia xóa bỏ hình phạt tử hình, thập niên 1980 có 11 quốc gia; đến thập niên 1990, con số này tăng lên là 34 quốc gia (riêng năm 1990 có 9 quốc gia) và từ năm 2000 đến tháng 8/2006, có 15 quốc gia xóa bỏ hình phạt tử hình. Sở dĩ từ năm 1990 có sự gia tăng số lượng các quốc gia xóa bỏ hình phạt tử hình, một phần vì năm 1989 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị định thư không bắt buộc thứ hai của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và việc hủy bỏ án tử hình (tính đến ngày 20/9/2006, Nghị định thư này đã có 58 quốc gia thành viên và 8 quốc gia đã ký nhưng chưa phê chuẩn). Hơn nữa, phần lớn các quốc gia xóa bỏ hình phạt tử hình trong thời kỳ này thuộc Liên minh Châu Âu, vì theo quy chế của Tổ chức này, việc xóa bỏ hình phạt tử hình trong luật hình sự là một trong những tiêu chí quan trọng để xét gia nhập. Vì vậy, sau năm 1990, một loạt các nước Đông Âu trước đây khi gia nhập Liên minh Châu Âu đã xóa bỏ hình phạt tử hình (Croatia, Cộng hòa Czech, Hungary, Cộng hòa Slovakia, Bulgaria, Moldova...). Hiến chương về các quyền cơ bản của Liên minh Châu Âu năm 2000 tuyên bố: "Nhân phẩm của con người là bất khả xâm phạm. Nó phải được tôn trọng và bảo vệ" [76, Điều 1]; "Tất cả mọi người có quyền được sống, không ai có thể bị kết án tử hình hoặc thi hành án tử hình" [76, Điều 2].

Theo báo cáo của Tổ chức Ân xá quốc tế (AI), tính đến ngày 06/8/2006, trên thế giới có 88/197 (45%) quốc gia và vùng lãnh thổ đã xóa bỏ hình phạt tử hình đối với tất cả các tội phạm; 11/197 (6%) quốc gia xóa bỏ hình phạt tử hình đối với các tội phạm thường, chỉ quy định hình phạt tử hình đối với các tội phạm chiến tranh; 30/197 (15%) quốc gia tuy vẫn quy định hình phạt tử hình trong luật hình sự nhưng từ năm 1999 đến nay không áp

dụng hình phạt tử hình trên thực tế; 68/197 (34%) quốc gia vẫn duy trì hình phạt tử hình trong luật và áp dụng trên thực tế.

Gần đây nhất, cũng theo thống kê của Tổ chức Ân xá Quốc tế, cho đến ngày 31/12/2013, đã có hơn 2/3 (140 quốc gia) đã xóa bỏ hình phạt tử hình trong pháp luật hoặc trên thực tế, trong đó: 96 quốc gia đã bãi bỏ hình phạt tử hình đối với tất cả các tội phạm, 09 quốc gia bãi bỏ hình phạt tử hình đối với các tội phạm thông thường, 35 quốc gia bãi bỏ hình phạt tử hình trên thực tế. Tổng số quốc gia đã bãi bỏ hình phạt tử hình tính tới hết ngày 31/12/2013 trên toàn thế giới là 140 quốc gia, còn lại 58 quốc gia vẫn duy trì và áp dụng hình phạt tử hình [70].

Tại châu Âu, tất cả các quốc gia đã bỏ hình phạt tử hình, trừ Belarus [64]. Tại châu Mỹ, chỉ còn Mỹ và Saint Kitts and Nevis là hai nước còn duy trì hình phạt tử hình [65]. Trong số các nền dân chủ tiên tiến trên thế giới, chỉ còn lại Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc giữ hình phạt từ hình. Tại Mỹ, mỗi bang có bộ luật riêng và trong số đó có Bang đã bỏ hình phạt tử hình và có bang vẫn duy trì hình phạt tử hình. Hiện tại có 18/50 bang đã bỏ hình phạt tử hình [72].

Tại Châu Á, Philippines, Nepal, Papua New Guinea, và Gambia là bốn nước đã bỏ hình phạt tử hình nhưng sau đó đã khôi phục lại. Hai nước Philippines và Nepal, sau khi khôi phục hình phạt, đã bỏ hình phạt lần nữa. Hai nước còn lại không có vụ hành quyết nào kể từ sau khi hình phạt được khôi phục [76], và trên thực tế Brunei, Maldives, Sri Lanka, Lào, Myanmar và Hàn Quốc cũng là các quốc gia đã bãi bỏ hình phạt tử hình.

Tại khu vực Đông Nam Á hiện nay chỉ còn Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam là những quốc gia vẫn đang thực thi hình phạt này. Ngoài trừ Việt Nam là quốc gia hiện nay chưa có con số thống kê về việc đã thực thi bao nhiêu hình phạt tử hình, thì không có quốc gia nào kể

trên hiện nay vẫn đang thực thi một số lượng đáng kể các vụ hành quyết hàng năm. Cả Thái Lan và Việt Nam bỏ phiếu trắng tại Đại Hội đồng Liên hợp quốc về việc giải quyết lệnh tạm ngừng các vụ hành quyết vào tháng 12/2010 và Thái Lan là quốc gia thực thi vụ hành quyết cuối cùng năm 2009. Singapore vào giữa những năm 1990 là nước có tỷ lệ hành quyết cao nhất trên thế giới tính theo đầu người, tuy nhiên con số này giảm xuống chỉ còn 1 người năm 2009 và không có trường hợp tử hình nào năm 2010. Indonesia không thực thi bất kỳ vụ hành quyết nào kể từ sau khi 10 người bị xử tử năm 2008 [76].

Biểu đồ 1.1: Các quốc gia có số vụ hành quyết cao nhất trong năm 2009

Nguồn: Tổ chức Ân xá quốc tế.

Nhiều nước trong các nước bỏ hình phạt tử hình đã có quy định cấm hình phạt trong Hiến pháp. Theo một báo cáo của AI đưa ra vào ngày 04/4/2005, có ít nhất 42 nước đã đưa vào Hiến pháp quy định cấm hình phạt tử hình [59].

Thống kê những năm gần đây của AI, cũng cho thấy tại các nước còn giữ hình phạt tử hình, số các vụ hành quyết được thực thi cũng đã có chiều hướng giảm dần tại nhiều nước.

Bảng 1.2: Thống kê án tử hình tại một số nước trên thế giới từ năm 2007 đến năm 2012 Một số quốc gia áp dụng Số vụ hành quyết 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Bangladesh 6+ 5 3+ 9+ 5+ 1 Trung Quốc 470+ 1718+ 1000+ 1000+ 1000+ 1000+ Ai Cập 0+ 2+ 5+ 4 1+ 0 Iran 317+ 346+ 388+ 252+ 360+ 314+ Iraq 33+ 34+ 120+ 1+ 68+ 129+ Nhật Bản 9 15 7 2 0 7 Libya 9+ 8+ 4+ 18+ 0 5+ Malaysia 0+ 1+ 0+ 1+ 0 0 Saudi Arabia 143+ 102+ 69+ 27+ 82+ 79+ Singapore 2 1+ 1 0+ 0+ 2+ Sudan 7+ 1+ 9+ 6+ 7+ 19+ Syria 7+ 1+ 8+ 17+ 0+ 0+ Thái Lan 0+ 0+ 2 0+ 0+ 0+ Hoa Kỳ 42 37 52 46 43 43 Việt Nam 25+ 19+ 9+ 0+ 5+ 0 Yemen 15+ 13+ 3+. 53+ 41+ 28+

Nguồn: Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI).

Từ những viện dẫn và thống kê trên đây cho thấy số lượng các nước loại bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình ra khỏi hệ thống hình phạt, cũng như loại bỏ trên thực tế đã tăng dần theo thời gian, đặc biệt số lượng loại bỏ tăng mạnh trong những năm từ 1990 đến 2010. Điều đó cho thấy vấn đề đảm bảo quyền được sống của con người và xu hướng loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi hệ thống hình phạt chung của cộng đồng Quốc tế là một xu hướng tất yếu. Trong số đó, có nhiều nước đã yêu cầu Việt Nam loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi hệ thống pháp luật và đảm bảo các quyền con người tại phiên báo cáo của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc được thông qua ngày 12/5/2009 [74].

Tóm lại, hình phạt tử hình là một hình phạt chính, đồng thời là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt. Những quy định về hình phạt tử hình (từ các Bộ luật thời kỳ phong kiến đến trước khi ban hành BLHS năm 1985) cho thấy hình phạt này xuất hiện rất sớm và xuyên suốt trong các văn bản PLHS của Việt Nam. Cùng với sự phát triển của tiến trình lập pháp hình sự Việt Nam, những quy định về hình phạt tử hình ngày càng hoàn thiện hơn. Sự tiến bộ đó thể hiện ở các điều kiện áp dụng hình phạt được quy định cụ thể, chặt chẽ hơn; phạm vi đối tượng bị áp dụng hình phạt ngày càng thu hẹp và đặc biệt là luật hình hiện đại đã loại bỏ hoàn toàn những cách thức thi hành hình phạt tử hình không chỉ gây đau đớn mà còn chà đạp lên nhân phẩm, danh dự con người như pháp luật thời kỳ phong kiến.

Hình phạt tử hình mặc dù thể hiện mức độ nghiêm khắc tối đa song việc quy định hình phạt này vẫn mang tính nhân đạo, trở thành một nguyên tắc quan trọng của luật hình sự Việt Nam. Nguyên tắc này tiếp tục được phát triển và mở rộng sau khi Quốc hội thông qua BLHS năm 1999 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều BLHS năm 2009. Trong tương lai phạm vi áp dụng và thi hành hình phạt tử hình trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ được thu hẹp và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn. Để có thể thực hiện được hoạt động này, tác giả xin được diễn giải một số cơ sở để loại bỏ hình phạt tử hình nói chung và loại bỏ hình phạt tử hình đối với nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ nói riêng tại Chương 2.

Chương 2

Một phần của tài liệu Vấn đề loại bỏ hình phạt tử hình trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)