Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ Thanh toán quốc tế phục vụ xuất – nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 51)

13 Pháthành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng

2.3.3.1 Những thành tựu đạt được

Do đã nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của hoạt động TTQT cũng như vai trò của việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ này trong sự phát triển chung của Ngân hàng, suốt thời gian vừa qua, ban Giám đốc của BIDV đã có những giải pháp nhằm cải thiện hoạt động TTQT nói chung và hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng và đã đạt được những kết quả đáng kể.

Thứ nhất, ngày một quy trình tác nghiệp nghiệp vụ thanh toán theo hướng giảm thời gian giao dịch nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác cũng như an toàn. Vào tháng 6/2009, Ngân hàng đã triển khai áp dụng quy định mới về nghiệp vụ tác nghiệp tài trợ thương mại trong toàn hệ thống, trong đó đã quy định rõ quy chế cụ thể cho từng loại nghiệp vụ, đặc biệt là những nghiệp vụ có tính phức tạp cao hơn có liên quan đến phương thức TDCT. Các nghiệp vụ tài trợ thương mại của phòng TTQT đã có sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả với phòng Quan hệ khách hàng và Quản trị tín dụng, có sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền, đảm bảo tính chặt chẽ trong giao dịch, giảm thiểu những tổn thất có thể xảy ra. Theo như quy định, việc thực hiện các giao dịch liên quan đến L/C trong toàn hệ thống BIDV phải tuân thủ các văn bản luật và điều ước có liên quan như: pháp lệnh ngoại hối; UCP 600; Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa Ngân hàng theo Tín dụng chứng từ (do phòng Thương mại quốc tế ban hành, số xuất bẳn 725); Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa Ngân hàng theo tín dụng chứng từ (do phòng Thương mại quốc tế ban hành số xuất bản 725), Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu URDG458 và thực hành quốc tế về tín dụng dự phòng ISP 98.

Thứ hai, trình độ cán bộ nhân viên thanh toán quốc tế, những người trực tiếp xử lý các giao dịch được nâng cao. Các thanh toán viên tuy không phải người có thẩm quyền phê duyệt các giao dịch, nhưng là người trực tiếp tiếp

nhận hồ sơ từ phòng Quan hệ khách hàng, trực tiếp kiểm tra và nhập dữ liệu vào hệ thống để trình phê duyệt. Vì vây, đây là khâu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của nghiệp vụ vì nó quyết định thời gian và tính chính xác của hoạt động giao dịch.

Thứ ba, ứng dụng công nghệ mới của công nghệ ngân hàng vào hoạt động thanh toán quốc tế. Nằm trong khuôn khổ dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin của BIDV, đặc biệt từ năm 2009, hoạt động TTQT của BIDV cũng được cải thiện theo tiêu chuẩn thế giới, hầu hết các L/C đều được gửi và nhận qua mạng SWIFT toàn cầu.

Thứ tư, không ngừng mở rộng mạng lưới Ngân hàng đại lý. Trong chiến lược đa phương hóa đối tượng khách hàng, BIDV đã liên tục mở rộng quan hệ Ngân hàng đại lý với các ngân hàng lớn ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Thứ năm, tiếp cận và tìm hiểu nhu cầu khách hàng, không ngừng tăng cường hoạt động quảng bá hình ảnh ngân hàng nhằm làm hài lòng khách hàng truyền thống và thu hút đối tượng khách hàng mới.

2.3.3.2 Hạn chế

Bên cạnh những kết quả rất đáng ghi nhận, hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại BIDV vẫn còn có những hạn chế nhất định như sau

Hoạt động tư vấn khách hàng về thanh toán bằng thư tín dụng còn hạn chế

Hoạt động tư vấn được đánh giá là một khâu quan trọng và hết sức cần thiết trong thanh toán xuất – nhập khẩu bằng L/C. Do tính chất phức tạp,

điều luật, thông lệ và điều ước quốc tế, các nghiệp vụ liên quan, nắm vững thông tin về đối tác, thị trường, hàng hóa và ngân hàng phục vụ. Trong điều kiện kiến thức về L/C của đại đa số khách hàng còn yếu và thiếu thì công tác tư vấn của Ngân hàng lại còn ở mức hạn chế, chưa tách riêng với hoạt động thanh toán và chưa có bộ phận chuyên trách. Tất cả công tác tư vấn mới chỉ dừng lại ở từng nghiệp vụ riêng lẻ. Việc tư vấn lựa chọn loại hình thanh toán, ngân hàng thông báo, thậm chí là bạn hàng hoặc thị trường vẫn dừng ở mức nhỏ lẻ.

Nguồn ngoại tệ huy động còn gặp nhiều khó khăn

Từ cuối năm 2007, do những căng thẳng trên thị trường ngoại hối, nguồn cung ngoại tệ cho các ngân hàng trở nên khan hiếm hơn, nguồn ngoại tệ phục vụ khách hàng trong thanh toán L/C nhập khẩu cũng gặp khó khăn.

Vì BIDV là một ngân hàng lớn nên khối lượng giao dịch Thanh toán quốc tế về cả số lượng và giá trị là không nhỏ. Có những thời điểm mà lượng ngoại tệ của Ngân hàng không đủ cung cấp cho nhu cầu thanh toán, khách hàng là các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu đôi khi phải chờ mua ngoại tệ, thậm chí phải tự huy động lấy ngoại tệ để thanh toán. Đặc biệt là khi NHNN áp trần lãi suất huy động với ngoại tệ ở mức 3%, một lượng kiều hối chuyển vào Việt Nam trước đây vì mục đích hưởng lãi suất chênh lệch nay không còn.

Độ chính xác trong xử lý giao dịch chưa cao

Tuy đến nay Ngân hàng chưa ghi nhận trường hợp sai sót nghiêm trọng nào gây ra tổn thất đáng kể trong nghiệp vụ này, nhưng tính chính xác trong khâu nhập và xử lý lệnh chưa cao, nhiều lệnh thanh toán lỗi khi chuyển đi bị đẩy vào hàng lệnh đợi tại hệ thống BIDV và phải sửa lại mà không được tiếp

tục xử lý tự động, gây mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí, khiến khách hàng phải đợi chờ lâu, làm ảnh hưởng đến uy tín chất lượng dịch vụ.

Các sản phẩm phái sinh trong phòng ngừa rủi ro chưa phát triển

Cũng như đa phần các NHTM khác, BIDV đã triển khai các sản phẩm phái sinh như nghiệp vụ hoán đổi, quyền chọn, mua bán kỳ hạn. Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức của doanh nghiệp Việt Nam và cách thức quảng bá của Ngân hàng chưa hiệu quả nên chưa được khách hàng sử dụng nhiều. Do vậy, hạn chế rủi ro tỷ giá chưa được phát huy hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ Thanh toán quốc tế phục vụ xuất – nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w