Đẩy mạnh hoạt động tài trợ ngoại thương

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ Thanh toán quốc tế phục vụ xuất – nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 72)

13 Pháthành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng

3.2.7 Đẩy mạnh hoạt động tài trợ ngoại thương

Ngân hàng vẫn luôn là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp ngoại thương, giá trị hàng hóa xuất – nhập khẩu luôn chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng vốn hoạt động của họ nên nhu cầu được tài trợ trong hoạt động TTQT là rất cao. Ngân hàng nên đẩy mạnh hoạt động tài trợ ngoại thương như một hướng kinh doanh mới nhiều tiềm năng, đem lại lợi ích lớn cho cả Ngân hàng lẫn doanh nghiệp.

Trong tài trợ nhập khẩu, Ngân hàng cần xác định mức ký quỹ đối với từng đối tượng khách hàng cụ thể với hình thức ký quỹ đa dạng: tiền trong tài khoản, tài sản cố định, hàng hóa có giá trị…Các gói khuyến khích Ngân hàng có thể thực hiện như: khách hàng lâu năm sẽ được hưởng mức miễn giảm ký quỹ lớn hơn, tăng tỉ lệ với thời gian và quá trình hợp tác, được trả chậm một phần tiền hàng nhập khẩu. Miễn giảm kí quỹ không chỉ ưu tiên riêng cho nhóm doanh nghiệp quốc doanh, tập đoàn lớn mà nên mở rộng tới những doanh nghiệp vừa và nhỏ, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ

phần tùy theo tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như những yếu tố khác mà bản thân Ngân hàng có thể kiểm soát rủi ro về phía mình. Giá trị miễn giảm ký quỹ được coi là phần tài trợ cho khách hàng trong thanh toán, như một phương thức cung ứng vốn đề doanh nghiệp tiếp tục vòng quay vốn của mình liên tục và hiệu quả. Với những doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà tổng tài sản không lớn, đây thực sự là một ưu đãi lớn. Điều này sẽ thu hút và giữ chân khách hàng, cả đôi bên sẽ có cơ sở để tạo dựng một mối quan hệ hợp tác lâu dài.

Trong tài trợ xuất khẩu, Ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn đến hoạt động chiết khấu bộ chứng từ, đặc biệt là chiết khấu miễn truy đòi. Đây là một hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro cho Ngân hàng chiết khấu vì Ngân hàng phát hành có thể từ chối thanh toán và Ngân hàng chiết khấu cũng không thể truy đòi từ nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, đây là một nghiệp vụ mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng và rất nhiều nhà xuất khẩu lại mong muốn Ngân hàng cho phép chiết khấu bộ chứng từ như một cách tài trợ xuất khẩu, để họ có vốn quay vòng, tiếp tục hoạt động kinh doanh. Do đó, muốn phát triển nghiệp vụ này, bản thân Ngân hàng cần nâng cao năng lực đánh giá bộ chứng từ, trang bị nhiều cung cụ hiệu quả để xem xét bộ hộ sơ doanh nghiệp, khả năng tài chính cũng như khả năng thanh toán có thể cho phép chiết khấu miễn truy đòi hay không.

Ngoài miễn giảm ký quỹ và chiết khấu bộ chứng từ, Ngân hàng có thể phát triển hoạt động bảo lãnh và tái bảo lãnh như: bảo lãnh thực hiện hợp đồng với doanh nghiệp xuất khẩu, bảo lãnh nhận hàng cho người nhập khẩu khi bộ chứng từ chưa được gửi đến… Đây là những gói sản phẩm có thể tạo ra nguồn thu lớn cho ngân hàng, đồng thời mang lại lợi ích lớn cho doanh

giảm thiểu nhưng thời gian qua Ngân hàng vẫn chưa có sự đầu tư và phát triển, tận dụng và khai thác đúng mức.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ Thanh toán quốc tế phục vụ xuất – nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w