Các dịch vụ hỗ trợ thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ Thanh toán quốc tế phục vụ xuất – nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 48)

13 Pháthành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng

2.3.2.3 Các dịch vụ hỗ trợ thanh toán quốc tế

Dịch vụ tư vấn khách hàng

Như trên đã phân tích, dịch vụ tư vấn cho khách hàng khi thực hiện thanh toán quốc tế bằng L/C là rất cần thức do đặc điểm của phương thức thanh toán này là khá phúc tạp, trong khi các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu ở Việt Nam lại chưa có đội ngũ nhân viên có kiến thức sâu rộng về nghiệp vụ này nên thường để ra những sai sót và thiệt hại không đáng có. Hiện nay hoạt động tư vấn này ở BIDV vẫn được tiến hành miễn phí, tuy không được tổ chức theo một quy trình cụ thể, hầu hết là thực hiện tư vấn phát sinh trong khi tiến hành giao dịch và tiến hành trực tiếp giữa nhân viên thanh toán và khách hàng mà không thông qua một bộ phận chuyên trách nào.

Chỉ khi hoạt động tư vấn cho khách hàng được triển khai hiệu quả, người sử dụng dịch vụ nắm rõ và phân biệt được ưu, nhược điểm của mỗi hình thức thư tín dụng, các điều kiện cần và không cần thiết cho quá trình thực hiện thanh toán…thì chất lượng thanh toán mới có thể nâng cao đến mức hiện quả do sự phối hợp hiệu quả giữa người mua – người bán dịch vụ.

Tín dụng xuất – nhập khẩu

Hầu hết các hợp đồng mở L/C tại BIDV đều có nhu cầu được cấp tín dụng, dư nợ tín dụng nhập khẩu tăng liên tục qua các năm, tuy nhiên, nghiệp vụ tài trợ thương mại ở Ngân hàng chưa thực sự phát triển, nên các doanh nghiệp vẫn phải tìm kiếm nguồn tín dụng qua các kênh huy động khác.

Cung cấp tín dụng xuất-nhập khẩu sẽ là một hướng đi hiệu quả cho Ngân hàng trong bối cảnh các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này ở Việt Nam thực sự chưa có một kênh hữu hiệu khác ngoài ngân hàng để tiếp cận nguồn ngoại tệ, đảm bảo lưu thông trơn tru cho hoạt động sản xuất- kinh doanh của họ.

Mua bán ngoại tệ

Đây là một trong những hoạt động được triển khai tương đối tốt ở BIDV, thường là để phục vụ cho nhu cầu mua ngoại tệ để ký quỹ của nhà nhập khẩu hoặc bán ngoại tế được thanh toán của nhà xuất khẩu. Năm 2008 và 2009, các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu khi nhận được tiền hàng thanh toán từ các đối tác nước ngoài đã giữ lại trong tài khoản của mình gây nên tình trạng khan hiếm ngoại tệ trên thị trường ngoại hối mà không bán lại cho các ngân hàng. BIDV cũng nằm trong tình trạng chung đó và đã vấp phải nhiều khó khăn trong thu gom ngoại tệ. Năm 2010 thị trường ngoại tế vẫn còn khan hiến do sự chênh lệch lớn giữa tỉ giá niêm yết ở ngân hàng và giá ngoài thị trường, khiến dòng ngoại tệ rất khó quản lý. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng hiện nay chỉ dừng lại ở nghiệp vụ giao ngay, các nghiệp vụ phái sinh chưa thực sự phát triển vì vậy tác dụng phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các công cụ này chưa được phát huy tích cực.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ Thanh toán quốc tế phục vụ xuất – nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w