Kiến nghị với các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ Thanh toán quốc tế phục vụ xuất – nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 75)

13 Pháthành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng

3.3.2 Kiến nghị với các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu

Các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu là đối tượng, cũng là động lực chủ yếu của hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ. Để nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, ngoài sự nỗ lực của Ngân hàng và sự hợp lý trong xây dựng chính sách của Nhà nước, đối với các Doanh nghiệp có một thể thực hiện số đề xuất như sau:

Một là, chủ động tìm hiểu và nâng cao kiến thức về nghiệp vụ thanh toán xuất – nhập khẩu bằng tín dụng chứng từ. Hợp đồng ngoại thương là những hợp đồng có giá trị lớn và thực hiện phức tạp hơn nhiều so với hợp

thức về phương thức thanh toán mình sử dụng cũng là một cách để giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Kiến thức về cách thức lập một thư tín dụng thế nào cho hợp lý, các điều khoản nên và phải có, loại hình L/C nào trong từng thương vụ nào là hiệu quả…, chỉ doanh nghiệp, do nắm rõ hoạt động kinh doanh của mình, mới có thể đưa ra lựa chọn tối ưu.

Hai là, tăng cường phối hợp có hiệu quả với Ngân hàng trong suốt quá trình thực hiện giao dịch. Thực tế cho thấy, sau khi thực hiện thủ tục lập L/C, chỉ đến khi xuất trình thanh toán hoặc có vấn đề nảy sinh trong giao dịch, khách hàng mới tìm đến ngân hàng yêu cầu có sự hỗ trợ tư vấn. Nếu trong suốt quá trình thực hiện thủ tục của thanh toán bằng chứng từ (kể cả việc thành lập các chứng từ, giao nhận) có sự tham gia của nhân viên Thanh toán quốc tế thì khi có rắc rối phát sinh, phía Ngân hàng có thể tham gia giúp đỡ và tìm các giải quyết có hiệu quả hơn cho Doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Chất lượng hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ ở BIDV thời gian qua đã cho thấy những thành tựu nhất định, đồng thời cũng còn nhiều mặt hạn chế mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể khắc phục, thúc đẩy hoạt động này phát triển nhanh, mạnh mẽ và bền vững hơn nữa trong thời gian sắp tới.

Nâng cao chất lượng dịch vụ là một tầm nhìn chiến lược, mang tính chất dài hạn của mỗi NHTM, trong đó của BIDV trong việc xây dựng sự phát triển

bền vững. Chất lượng dịch vụ là một khái niệm khó định lượng như hiệu quả hay doanh số hoạt động, nó được đo đếm chủ yếu trên cơ sở sự hài lòng của khách hàng đối với những gói dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Chất lượng dịch vụ thanh toán qua L/C có thể đánh giá một cách tương đối thông qua nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Hiệu quả chỉ có thể có khi các giải pháp được thực hiện một cách đồng bộ, nhất quán, kịp thời và có sự tham gia của nhiều bên, nhiều đối tượng, gồm cả hệ thống lãnh đạo và đội ngũ nhân viên của Ngân hàng.

Các giải pháp được đưa ra đối với từng điểm hạn chế của hệ thống TTQT chỉ mang tính vĩ mô, để triển khai thực hiện, ban Giám đốc Ngân hàng cần xây dựng cho mình một chiến lược và lộ trình cụ thể. Những giải pháp ngắn hạn và Ngân hàng có thể chủ động như: yếu tố nhân lực, xây dựng hệ thống hỗ trợ khách hàng, mở rộng các gói dịch vụ...cần được thực hiện nhanh và đồng bộ. Song song với đó, những chiến lược mang tính dài hơi: mở rộng hệ thống đại lý ở nước ngoài, liên kết chặt chẽ với các lĩnh vực khác của nền kinh tế (bảo hiểm, vận tải) cũng cần tích cực triển khai, nắm bắt nhanh nhậy thời cơ khi lĩnh vực tài chính – ngân hàng ở Việt Nam còn nhiều cơ hội và tiềm năng, chưa có một ngân hàng cụ thể nào vươn lên là thống lĩnh số một.

BIDV là một trong những Ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam và vẫn tiếp tục có những dẫu hiệu phát triển rất khả quan trong thời gian tới. Ngoài những lĩnh vực phát triển thế mạnh như huy động và đầu tư vốn cho kiến thiết, phát triển, đầu tư kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, đầu tư phát triển ra nước ngoài, TTQT ngày nay cũng được ban Lãnh đạo của BIDV chú trọng phát triển như một hướng đi nhiều tiềm năng. Thanh toán bằng tín dụng chứng từ cho các hoạt động xuất nhập khẩu không chỉ đem lại nguồn

nền ngoại thương Việt Nam, hỗ trợ có hiệu quả cho các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu và sự vận hành trơn tru của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Những giải pháp đưa ra để nâng cao chất lượng dịch vụ Thanh toán hàng xuất – nhập khẩu bằng L/C sẽ góp phần tạo thêm lòng tin của người sử dụng dịch vụ vào sản phẩm mà mình sử dụng, cũng như nâng cao uy tín của Ngân hàng, đồng thời cũng đưa ra một số phương pháp, đề xuất để Ngân hàng mở rộng hoạt động TTQT cho mình, tạo lợi nhuận, hỗ trợ cho sự phát triển của toàn bộ hệ thống BIDV trên toàn quốc.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ Thanh toán quốc tế phục vụ xuất – nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 75)