13 Pháthành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng
2.3.2.2 Sự đa dạng trong các hình thức L/C
Các loại hình L/C được sử dụng trong thanh toán tại BIDV là khá phong phú, khách hàng là các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu có thể sử dụng hai hình thức là L/C trả ngay và L/C trả chậm. Ngoài ra, Ngân hàng còn cung cấp cho khách hàng các loại L/C đặc biệt khác như L/C xác nhận, L/C chỉ ra Ngân hàng hoàn trả, L/C tự động ghi nợ vào tài khoản NOSTRO của BIDV, L/C chuyển nhượng, nhưng do tính chất đặc biệt của các loại hình L/C này nên việc phát hành hoặc kiểm tra L/C dễ mắc phải những sai sót, nhất là trong các trường chỉ ra điều kiện bất thường của L/C.
Thực tế cho thấy, hầu hết các giao dịch tại BIDV chỉ gói gọn trong các hình thức L/C phổ biến và thủ tục, quy trình đơn giản: L/C trả ngay, L/C trả chậm. Những hình thức L/C đặc biệt như: L/C có điều kiện đỏ, L/C giáp lưng, L/C tuần hoàn…trong những giao dịch cụ thể sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho khách hàng nhưng Ngân hàng vẫn chưa triển khai hoạt động tư vấn hiệu quả để các loại hình L/C này được sử dụng nhiều hơn trong hoạt động Thanh toán quốc tế.
Đồng tiền thanh toán thường được sử dụng trong các giao dịch chủ yếu vẫn là USD, chiến khoảng 90% tổng giá trị L/C thực hiện của cả Ngân hàng. Ngoài ra, các ngoại tệ mạnh khác như GBP, JPY, EUR chiếm tỷ trọng thanh toán khá nhỏ. Có thể giải thích điều này là do USD vẫn là đồng tiền được sử dụng phổ thông nhất trong rổ tiền tệ quốc tế, khả năng chuyển đổi dễ dàng và có tính ổn định về mặt giá trị lớn, nên cả bên xuất và nhập khẩu hàng hóa đề khá an tâm khi giao dịch và thanh toán bằng đồng tiền này.
Cụ thể tỉ trọng thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu bằng L/C phân theo đơn vị tiền tệ tại BIDV qua các năm qua như sau:
Bảng 2.5: Tỷ trọng giá trị thanh toán L/C tại BIDV theo đơn vị tiền tệ qua các năm 2008-2010
2008 2009 2010
USD 92% 90% 88%
EUR 6% 8% 10%
Đồng tiền khác 4% 2% 2%
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động TTQT của BIDV 2008-2010
Bảng trên cho thấy rõ nét sự chênh lệch lớn về tỷ trọng giá trị thanh toán theo đơn vị tiền tệ tại BIDV, khi mà giá trị giao dịch tính bằng đồng USD chiếm số lượng gần như tuyệt đối. Tuy nhiên, trong giai đoạn gần đây, tỷ trọng giá trị thanh toán bằng đồng USD đang có xu hướng giảm dần, từ 92% năm 2008 xuống còn 88% năm 2010 trong khi đó tỷ trọng thanh toán bằng đồng EUR lại tăng dần từ 6% năm 2008 lên 10% năm 2010. Có sự thay đổi này là do tác động từ khủng hoảng tài chính năm 2007 bắt nguồn từ Hoa Kỳ đã làm cho đồng Đô suy yếu và tiềm tàng nhiều rủi ro hơn trước, các hoạt động thương mại quốc tế đã phải chuyển dần sang thanh toán bằng những đồng tiền khác ổn định hơn. BIDV cũng có những động thái tích cực
để theo kịp những biến động của thị trường, đáp ứng đúng và đủ mọi yêu cầu từ các đối tác, đảm bảo nguồn ngoại tệ cho việc thanh toán.
Một tỉ trọng thanh toán hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào những đối tác mà khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng thanh toán là ở quốc gia nào, nếu dùng chính đồng tiền nước đó và là đồng tiền mạnh, được sử dụng phổ biến thì sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí chuyển đổi ngoại tệ cho khách hàng. Thực tế cho thấy, ngoài đồng USD, khu vực sử dụng đồng EU cũng là một thị trường lớn của Việt Nam, ngoài ra còn có Trung Quốc và Asean. Đẩy mạnh thanh toán qua chính đồng EURO hoặc Nhân Dân Tệ, giảm bớt dần sự tuyệt đối của đồng USD xuống dưới 70% sẽ là một hướng đi hiệu quả.