Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ Thanh toán quốc tế phục vụ xuất – nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 55)

13 Pháthành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng

2.3.3.3 Nguyên nhân

2.3.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan

Một là, trong bối cảnh ở Việt Nam các NHTM cổ phần và ngân hàng nước ngoài mở ra ồ ạt, tính cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng nói riêng và mảng dịch vụ TTQT nói riêng ngày càng trở nên gay gắt, khi đó, độc quyền trong TTQT không còn là thế mạnh của những ngân hàng quốc doanh lớn như BIDV. Với các tư nhân hoặc ngân hàng nước ngoài thì chính sách được triển nhanh linh hoạt hơn, chiến lược Marketing năng động, rầm rộ hơn để lôi kéo khách hàng thì chiến lược quảng bá thương hiệu, thu hút khách hàng của BIDV còn nhiều bất cập. Với vị trí là một trong những ngân hàng hàng đầu và có uy tín nhất trong hệ thống NHTM, những chính sách để thu hút, giữ chân khách hàng như Marketing, giảm giá phí hầu như không được chú trọng. Ngoài ra, chính sách của Ngân hàng hiện nay chỉ tập trung vào những khách hàng lớn, lâu năm là các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước, đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không được quan tâm thích đáng.

Hai là, chính sách ngoại hối của BIDV còn nhiều bất cập và chưa thật sự linh hoạt với sự thay đổi của thị trường. Khi tình hình thị trường căng thẳng nguồn cung ngoại tệ như năm 2008-2009, Ngân hàng cũng không thể chủ động thoát khỏi tình trạng thiếu ngoại tệ do dữ trự ngoại hối không lớn, dẫn đến tình trạng thiếu ngoại tế bán cho khách hàng có nhu cầu ngoại tệ ký quỹ mở hay thanh toán L/C.

Ba là, quy trình thủ tục thực hiện TTQT còn rườm rà, đặc biệt là thủ tục cấp tín dụng cho khách hàng qua nhiều khâu và nhiều phòng ban có liên quan, quy trình thẩm định phức tạp đã làm giảm đi số lượng khách hàng thực hiện thanh toán.

Bốn là, công nghệ Ngân hàng còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trường. Mặc dù hiện nay BIDV đã chú trọng đến việc trang bị máy móc công nghệ thuộc hàng hiện đại nhất ở Việt Nam nhưng đôi khi vẫn để ra tình trạng quá tải trên hệ thống , gây ách tắc đường truyền, dấn đến sự chậm trễ trong thanh toán cho khách hàng.

Năm là, công tác tuyển dụng, đào tạo của BIDV còn hạn chế. Lực lượng cán bộ, nhân viên của các phòng TTQT toàn bộ có trình độ đại học và trên đại học nhưng các nghiệp vụ thực hiện chỉ dựa trên kinh nghiệm tích lũy được chứ không phải đào tạo bài bản, chuyên sâu. Việc cập nhật, phân tích thông tin từ thị trường ngoại hối trong và ngoài nước để phục vụ lợi ích khách hàng một cách tối ưu và bản thân Ngân hàng cũng còn ở mức hạn chế.

2.3.3.3.2 Nguyên nhân khách quan

Một là, hoạt động TTQT là một hoạt động thứ phát, gắn liền với hoạt động ngoại thương, sự phát triển của TTQT phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của ngoại thương. Khoảng thời gian từ năm 2007-2009, khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Hoa Kỳ đã gây nhiều khó khăn cho hoạt

động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là sự duy giảm sức tiêu thụ tại các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU đã ảnh hưởng lớn đến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam. Số lượng cũng như giá trị hợp đồng ngoại thương giảm đồng thời nhu cầu nhập khẩu cũng giảm dẫn đến doanh thu TTQT của các NHTM. BIDV cũng không là một ngoại lệ.

Hai là, hoạt động TTQT chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những chính sách quản lý ngoại hối, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà Nước. Chính sách tiền tệ thay đổi phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô đã tạo nên những bất ổn trong hoạt động của các NHTM. Chính sách ngoại hối còn nhiền bất cập, đôi khi rời xa thực tiễn dã gây ra những xáo trộn và căng thẳng trên thị trường ngoại hối, dẫn đến NHTM và doanh nghiệp gặp khó khăn trong huy động ngoại tệ để thực hiện các hợp đồng ngoại thương.

Ba là, sự phát triển ồ ạt của các NHTM cổ phần ra sức ép cạnh tranh nhiều hơn trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam. Mảng dịch vụ Thanh toán quốc tế cũng được mở rộng với nhiều ngân hàng tham gia.

Bốn là, doanh nghiệp xuất – nhập khẩu Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong thực hiện buôn bán giao dịch với đối tác nước ngoài, trình độ hiểu biết là thị trường, tập quán kinh doanh, đặc biệt là các phương thức thanh toán còn hạn chế. Ngoài ra do ảnh hưởng của khó khăn trong kinh doanh mà một số khách hàng của BIDV làm ăn thua lỗ, dẫn đến mất khả năng thanh toán, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho Ngân hàng.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ Thanh toán quốc tế phục vụ xuất – nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w