13 Pháthành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng
3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ và cơ quan, bộ ngành liên quan
Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế quốc tế đã và đang tạo nên một làn sóng mới trong hoạt động ngoại thương giữa các quốc gia, khoảng cách địa lý và thời gian không còn nhiều ý nghĩa. Sự phát triển sôi động của giao thương quốc tế là tiền đề để TTQT phát triển mạnh mẽ. Đây chính là cơ hội và thách thức với các NHTM nói riêng và mỗi nền kinh tế nói chung.
Để phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ có cơ hội mở rộng và đem lại nhiều giá trị, các cơ quan chức năng cần có những động thái hỗ trợ cụ thể:
Một là, ổn định môi trường kinh tế vĩ mô. Một nền kinh tế bất ổn với những yếu tố thuộc về kinh tế vĩ mô không tích cực như: tăng trưởng, lạm phát, thị trường ngoại hối…sẽ gây nên tâm lý e ngại cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong quyết định bỏ vốn kinh doanh. Một nền kinh tế phát triển, các yếu tố như giá cả, lực lượng lao động được kiểm soát, giá trị đồng nội tệ duy trì ổn định thì doanh nghiệp sẽ an tâm trong hoạt động kinh doanh xuất – nhập khẩu, từ đó, hoạt động TTQT cũng sẽ có sự phát triển không ngừng.
Hai là, xây dựng các chính sách khuyến khích xuất – nhập khẩu. Nhà Nước có thể tích cực triển khai các hoạt động phát triển ngoại thương như: xúc tiến xuất khẩu, ban hành những chính sách ưu đãi, gỡ bỏ các hàng rào thương mại, ưu đãi về thuế…để tạo điều kiện cho thương mại tự do phát triển. Xác định và thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh và đem lại
giá trị lớn. Thương mại phát triển không chỉ kéo theo sự phát triển của TTQT do giao thương và thanh toán có sự liên kết tự nhiên và tất yếu, mà còn có tác động ngược lại, góp phần ổn định các yếu tố vĩ mô, tạo việc làm, tăng thu nhập quốc dân.
Ba là, xây dựng chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối ổn định và hợp lý. Hoạt động TTQT nói chung và TTQT theo phương thức TDCT nói riêng là một trong những lĩnh vực chịu tác động trực tiếp từ sự thay đổi của chính sách tiền tệ và những biến động trên thị trường ngoại hối. Quá trình làm luật ở Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện nhưng sự thay đổi liên tục và sự thiếu nhất quán giữa các văn bản pháp lý đã gây không ít khó khăn cho Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Một kiến nghị cho các cơ quan Nhà nước có liên quan là tạo cho doanh nghiệp sự chủ động tương đối trước những thay đổi trong chính sách bằng cách xây dựng một lộ trình làm luật cụ thể, các quy định về tỉ giá, lãi suất huy động ngoại tệ được ban hành phải dựa trên cơ sở yêu cầu của thực tế và có sự tham gia của chính các NHTM.