• Số lượng và giá trị thanh toán của L/C
Số lượng và tổng giá trị L/C càng lớn càng đảm bảo cho chất lượng dịch vụ TTQT của ngân hàng vì uy tín đối với khách hàng và các đối tác càng ngày càng cao. Giá trị thanh toán bằng L/C của một NHTM được tính bằng tổng giá trị L/C nhập khẩu và xuất khẩu được thanh toán qua Ngân hàng trong vòng một năm. Đặc biệt, khi thực hiện nghiệp vụ thông báo L/C, chất lượng thông báo không chỉ còn thể hiện ở số lượng mà còn phụ thuộc vào việc thông báo chính xác, phát hiện kịp thời những điểm không hợp lý ở
Ngân hàng phát hành là thước đo đánh giá khả năng xuấ trình bộ chứng từ chính xác và hoàn hảo của Ngân hàng thông báo.
• Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
Lợi nhuận từ dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng L/C là phần thu nhập của NHTM sau khi lấy số tiền mà ngân hàng thu được từ việc cung cấp các dịch vụ liên quan cho khách hàng trừ đi những khoản chi phí phát sinh. Tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu tăng qua các năm thể hiện việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ này không phải được duy trì ổn định qua các năm mà có thể thay đổi vì Ngân hàng chỉ phải trả một khoản chi phí cố định để thực hiện hoạt động này trong khi doanh thu tăng khi giá trị và số lượng L/C thanh toán tăng.
• Tổn thất phát sinh khi có rủi ro và tranh chấp, khiếu nại với khách hàng
Hợp đồng ngoại thương thường là những hợp đồng có giá trị lớn và quy trình thực hiện phức tạp, kể cả trong khâu thanh toán, nên những khiếu nại, tranh chấp xảy ra là điều hoàn toàn dễ hiểu. Trong giao dịch thanh toán quốc tế, bất đồng hoặc khiếu nại giữa nhà nhập khẩu với Ngân hàng phát hành, giữa nhà xuất khẩu với Ngân hàng thông báo, giữa hai bên xuất – nhập khẩu về các vấn đề như khả năng thanh toán, chất lượng hàng hóa, thanh toán hoặc từ chối thanh toán khi xuất trình…thường xuyên diễn ra. Nếu Ngân hàng đảm bảo chất lượng dịch vụ của mình ở mức độ tốt nhất, nghiệp vụ thực hiện chính xác và tuân thủ chặt chẽ các quy trình, quy định, luật pháp, thông lệ và tập quán quốc tế… sẽ giảm thiểu số vụ tranh chấp khiếu nại, chính là đã đảm bảo đáp ứng và thỏa mãn mọi yêu cầu của khách hàng
Chất lượng dịch vụ thanh toán còn thể hiện qua mức độ tổn thất khi có các rủi ro phát sinh trong qua trình thực hiện giao dịch: rủi ro đạo đức, rủi ro
tín dụng, rủi ro tác nghiệp, rủi ro ngoại hối, rủi ro pháp lý. Trong số các rủi ro này, có những rủi ro chủ quan từ phía ngân hàng, nhưng cũng có những rủi ro từ nguyên nhân khách quan nhưng ngân hàng vẫn có thể đưa ra nhiều biện pháp giúp khách hàng và chính ngân hàng giảm thiểu tác động của nó.Việc phòng tránh, quản lý rủi ro và giảm thiểu tổn thất có thể có chứng tỏ được chất lượng nghiệp vụ TTQT của ngân hàng.