Hoàn thiện thủ tục hành chính gắn với xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, cán bộ, cồng chức trong quản lý hoạt động

Một phần của tài liệu Thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 85)

nhiệm của các cơ quan Nhà nước, cán bộ, cồng chức trong quản lý hoạt động xây dựng, của các chủ đầu tư trong hoạt động xây dựng.

3.2. Những yêu cầu khi hoàn thiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng vực xây dựng

Xây dựng là một ngành sản xuất ra cơ sở sản xuất vật chất kỹ thuật, làm tiền đề cho việc xây dựng và phát triển kinh tê xã hội của đất nước, Công trình xây dựng thường là đơn chiếc, yêu cầu thời gian dài,kinh phí lớn, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, liên quan nhiều mặt quản lý, chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu,tự nhiên và chịu nhiều rủi ro,bất khả kháng. Trong những năm qua, việc quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản đã đạt được nhiều thành tựu lớn, các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng cũng đã trưởng thành và không ngừng lớn mạnh, sự giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước và của cộng đồng xã hội ngày càng phát huy hiệu quả, phát hiện được nhiều yếu kém, tiêu cực trong công tác đầu tư xây dựng, góp phần hạn chế và khắc phục vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Do chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về xây dựng của bộ máy hành chính trước đây cũng như điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, việc ban hành các quyết định quản lý nhà nước, các trình tự thủ tục hành chính vẫn chưa thực sự đạt được nguyện vọng của nhân dân.

Xuất phát từ thực trạng các quy định pháp luật về thủ tục hành chính trong hoạt động lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, thủ tục cấp giấy phép xây dựng còn rườm rà,chồng chéo, mâu thuẫn, tính khả thi chưa cao, hiệu lực còn thấp, Thủ tục hành chính còn rườm rà gây khó khăn cho người dân, Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ V III đã khẳng định: cải cách thủ tục hành chính là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của cải cách nền hành chính Nhà nước với nội dung: “ Thực hiện cải cách cơ bản các thủ tục hành chính, cả về cơ chế tổ chức thực hiện, loại bỏ những khâu bất hợp lý và phiền hà, ngăn chặn tệ cửa quyền, tham nhũng, hối lộ ,vi phạm pháp luật” [29trl3 1 ]. Như vậy, nằm trong tổng thể cải cách nền hành chính nhà

nước nói chung, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng là một trong những yêu cầu đòi hỏi khách quan trong điều kiện hiện nay.

Hiện nay việc chuẩn bị tiền đề quan trọng cho sự nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước, đây là tiền đề quan trọng để thúc đẩy quá trình phát triển ngành xây dựng. Xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi tốc độ phát triển của ngành xây dựng, từ đặc thù của hoạt động xây dựng mà khả năng điều hành của chính quyền địa phương cần phải nâng cao trình độ chuyên mồn, năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng. Bởi thế cần đòi hỏi quản lý xây dựng được nâng cao, thủ tục hành chính được thuận tiện, nhanh chóng, giảm thiểu những chi phí phát sinh không cần thiết, ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tránh được những tệ tham nhũng, hối lộ ,cửa quyền.

Với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, quá trình hội nhập quốc tế. Việc chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đã xuất hiện nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế cá thể, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có yếu tố nước ngoài. Để thu hút được đầu tư, giải quyết nhu cầu đầu tư và công tác quản lý làm thế nào để quản lý làm chủ được tình hình phát triển. Do đó, chúng ta cần phải có những thủ tục hành chính đơn giản, thuận tiện tạo cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đầu tư, tạo sân chơi bình đẳng của các doanh nghiệp xây dựng trong và ngoài nước, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.

Tiến trình hội nhập với việc mở rộng hợp tác và quan hệ đối ngoại đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức những yêu cầu mới cao hơn. Công tác quản lý nhà nước về xây dựng, thủ tục hành chính cần tạo được bước tiến dài trong ngành xây dựng, đổng thời tạo ra sự phù hợp với thông ước quốc tế để hấp dẫ đầu tư nước ngoài trong công cuộc kiến thiết xây dựng đất nước. Mục đích tất

cả các cuộc cải cách là để tăng cường hiệu lực, hiệu quả. Đổi mới công tác quản lý xây dựng, cải cách thủ tục hành chính là việc làm cần có chủ định, có kế hoạch của các nhà lãnh đạo để đưa những thay đổi nhằm đổi mới và hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, phù hợp vói tiến trình đổi mới của đất nước do Đảng và Nhà nước khởi xướng.

Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng về mặt xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phải đảm bảo được tính hợp pháp, hợp lý và rõ ràng minh bạch. Bởi vậy,việc hoàn thiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng phải đáp ứng yêu cầu sau:

Thứ nhất, phải đáp ứng yêu cầu nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, cụ thể bao gồm việc ban hành trình tự, thủ tục phải tuân thủ Hiến pháp, Luật xây dựng và các văn bản luật có liên quan. Người ban hành phải trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật, các trình tự thủ tục,quyết định quản lý nhà nước ban hành phải phù hợp với nội dung, mục đích của luật, phù hợp với lợi ích của nhà nước và của công dân và việc ban hành phải theo hình thức do luật định...

Thứ hai, phải đáp ứng yêu cầu về tính hợp lý cụ thể là yêu cầu việc ban hành các trình tự thủ tục, quyết định quản lý nhà nước phải có tính cụ thể và tính phân hoá theo từng vấn đề, theo chủ đề ban hành và đối tượng thực hiện, phải đảm bảo phù hợp và đổng bộ với các trình tự, quyết định quản lý nhà nước khác, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, của từng vùng, từng địa phương, tuân thủ nguyên tắc hội nhập ...

Thứ ba, đáp ứng yêu cầu về tính minh bạch, rõ ràng đó là việc ban hành trình tự, thủ tục, quyết định quản lý nhà nước phải được công khai rõ ràng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết cồng khai tại trụ sở làm việc, cung cấp bằng văn bản thông tin liên quan lĩnh vực xây dựng khi có

yêu cầu của người dân hướng dẫn,giải thích người dân làm thủ tục, tránh gây phiền hà, sách nhiễu ...

Thứ tư, việc xây dựng và hoàn thiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng theo hướng phù hợp với đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước đối với ngành xây dựng. Và tuân thủ nguyên tắc xây dựng

Một phần của tài liệu Thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)