- Nghị định 52/CP yêu cầu phải đẩy nhanh và công khai hoá các quy hoạch xây dựng chi tiết để đáp ứng yêu cầu xây dựng của nhân dân cũng như
Nghị định 07/2003/NĐ-CP ngày 3010ỉ 12003 về sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế quẩn lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo NĐ 52/Ỉ999/NĐ-
2.2 Thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng sau khỉ có Luật Xây dựng (từ năm 2003 đến nay)
Xây dựng (từ năm 2003 đến nay)
Sau một thời gian dài hoạt động xây dựng được quản lý bằng hệ thống văn bản pháp luật thiếu đồng bộ, chồng chéo, hiệu lực pháp lý thấp, mới dừng ở lại các nghị định và các văn bản hướng dẫn, vừa thừa vừa thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý toàn diện các hoạt động xây dựng, hội nhập khu vực và quốc tế; công tác lập quy hoạch xây dựng chưa được tiến hành đồng bộ, kịp thời. Quy hoạch chung của các đô thị đã có, nhưng việc lập quy hoạch chi tiết chưa theo kịp yêu cầu xây dựng của hầu hết các đô thị trong cả nước. Việc xây dựng quy hoạch nống thôn chưa được quan tâm. Tình trạng công trình xây dựng không theo quy hoạch, nhà ở của dần tại các đồ thị xây dựng không có giấy phép còn phổ biến. Việc quản lý kiến trúc công trình chưa được quan tâm đúng mức; thị trường xây dựng hình thành và phát triển nhanh chóng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, nhưng thiếu cơ chế quản lý phù hợp,
kịp thời, nhất là quản lý về điều kiện hành nghề, năng lực nghề nghiệp của cá nhân, năng lực hoạt động xây đựng của tổ chức khi tham gia thị trường xây dựng, dẫn đến chất lượng một số công trình không đảm bảo yêu cầu, phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực, gây lãng phí, thất thoát, tham nhũng trong đầu tư
xây dựng, làm giảm lòng tin cua nhân dân; Quản lý nhà nước về xây dựng còn phân tán, chồng chéo, không thống nhất. Sự phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương, sự phân công phối hợp giữa các bộ, ngành, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trong hoạt động xây đựng. Việc quy định trách nhiệm cá nhân trong quản lý hoạt động xây dựng chưa rõ ràng,hợp lý, tình trạng này đã làm giảm hiệu quả hiệu lực quản lý nhà nước trong hoạt động xây dựng.[31,ír7-ll].
Ngày 26/11/2003 Quốc Hội đã thông qua Luật Xây dựng, Luật Xây dựng có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2004. Sự ra đòi của Luật xây dựng đánh dấu một bước phát triển mới về chất của pháp luật trong lĩnh vực xây dựng nói chung và thủ tục hành chính trong quản lý hoạt động xây dựng nói riêng. Việc ban hành luật Xây dựng ỉà hết sức cần thiết, Luật Xây đựng đã thể chế hoá đường lố i, chủ trương, chính sách của Đảng trong lĩnh vực xây dựng, cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp 1992 sửa đổi, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện, thực hiện công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước.
Luật xây dựng đã kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm tồn tại và là bước pháp điển hoá hệ thống pháp luật về xây dựng hiện hành; đồng thời bổ sung các quy định để điều chỉnh kịp thời các mối quan hệ mới phát sinh, đáp ứng yêu cầu quản lý các hoạt động xây dựng trong hiện tại và xu thế phát triển trong tương lai. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, Luật xây dựng phải thiết lập được khung pháp lý có hiệu quả để tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xây dựng để thúc đẩy thị trường xây dựng phát triển nhanh chóng và có định hướng. Luật xây dựng đảm bảo nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, xác định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động xây dựng, phân định quản lý nhà nước và quản lý sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, bảo đảm để các công trình được xây dựng có chất lượng, an
toàn, phù hợp với quy hoạch, kiến trúc và tiết kiệm, thúc đẩy cải cách hành chính trong quản lý xã hội phù hợp với tiến trình cải cách hành chính của Nhà nước và hội nhập quốc tế.[31,trll-1 3 ].
Luật Xây dựng góp phần tạo cơ sở pháp lý để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong nước cũng như đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu qua mọi nguồn lực của đất nước là vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế nói chung, trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng nói riêng.
Để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, sử dụng các nguồn vốn đạt hiệu quả cao nhất, chống tham ồ, lãng phí, bảo vệ môi trường sinh thái; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong xây dựng, bảo đảm chất lượng và thời hạn xây dựng.• •,Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy định cụ thể hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng như:Nghị định số ì 6120051NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng; Nghị
định số 209/2005/NĐ-CP vê quản lý chất lượng công trình xây dựng... Và các
Bộ, ngành cũng đã ban hành mới và có bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng, Quy chế Đấu thầu.
Đối với lĩnh vực công tác quản ỉý của chủ đầu tư và công tác quản lý Nhà nước trong đầu tư xây dựng công trình được quy định trong Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/5/2005 hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng về quản lý chất lượng công trình xây dựng thực sự là một bước tiến đáng ghi nhận về cải cách thủ tục hành chính so với các Nghị định số: 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999,số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000, số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003. Tư tưởng xuyên suốt là tăng cường phân cấp đi đôi với việc nâng
cao chế độ trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân và giảm tối đa các thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng cồng trình.
Thông tư số 08/2005/TT-BXD ngày 06/5/2005 của Bộ Xây dựng hướng đẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng, tạo nên một bước tiến về cải cách thủ tục hành chính về cấp phép xây dựng, Thông tư liệt kê các công trình khi xây dựng không phải xin phép xây dựng, cụ thể quy định về cấp phép xây dựng tạm được quy định tại Điều 7 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP đáp ứng nhu cầu xây đựng của người dân ở những vùng đã có quy hoạch xây đựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện.