Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng

Một phần của tài liệu Thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 63)

- Theo nguồn vốn đầu tư:

2.4.1 Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng

Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là một nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước về xây dựng. Luật xây dựng quy định về thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhằm đảm bảo cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

quản lý có hiệu quả hoạt động xây dựng và tạo điểu kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động xây dựng.

Các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng:

+ ủ y ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền cho Giám đốc Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I theo phân cấp công trình tại Nghị định quản lý chất lượng công trình xây dựng; công trình tôn giáo; cồng trình di tích lịch sử - vãn hoá; cồng trình tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính đô thị do Uy ban nhân dân cấp tỉnh đó quy định.

+ ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà riêng lẻ ở đô thị thuộc địa giới hành chính do huyện quản lý, trừ các công trình xây dựng thuộc quyền cấp phép của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

+ ủ y ban nhân dân xã cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chính do xã quản lý theo quy định của ủ y ban nhân dân huyện.

Đối với trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép xây dựng: Niêm yết

công khai điều kiện, trình tự và các thủ tục cấp giấy phép xây dựng tại trụ sở cơ quan cấp giấy phép xây dựng; Cung cấp bằng văn bản thông tin liên quan đến cấp giấy phép xây dựng khi có yêu cầu cùa người xin cấp giấy phép xây dựng. Thời hạn cung cấp thông tin chậm nhất là 7 ngày làm việc, kể từ khi được yêu cầu; Khi cần làm rõ thông tin liên quan đến các cơ quan khác để phục vụ việc cấp giấy phép xây dựng mà không thuộc trách nhiệm của người xin cấp giấy phép xây dựng, thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan có liên quan để làm rõ và xử lý; Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được công văn xin ý kiến, các tổ chức được

hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan cấp giấy phép xây đựng.

Một trong những điểm tiến bộ của công tác cải cách hành chính đó là nâng cao trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép xây dựng. Khi quá thời hạn trên nếu không có văn bản trả lời thì coi như đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hậu quả xảy ra do việc không trả lời hoặc trả lời chậm trễ; giấy phép xây dựng được cấp trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với nhà ở riêng lẻ thì thời hạn cấp giấy phép xây dựng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; người có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bổi thường thiệt hại đo việc cấp giấy phép sai hoặc cấp giấy phép chậm; cơ quan cấp giấy phép xây dựng đình chỉ xây đựng khi phát hiện có vi phạm. Trường hợp đã có quyết định đình chỉ xây dựng mà người được cấp giấy phép xây dựng vẫn tiếp tục vi phạm thì thu hồi giấy phép xây dựng và chuyển cho cấp có thẩm quyền xử lý; thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không cung cấp các địch vụ điện, nước, đình chỉ các hoạt động kỉnh doanh, dịch vụ đối với công trình xây dựng sai quy hoạch, xây dựng không có giấy phép hoặc công trình xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp; giải quyết các khiếu nại, tố cáo về việc cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật; Thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng theo quy định; cơ quan cấp giấy phép xây dựng không được chỉ định tổ chức, cá nhân thiết kế hoặc lập các đơn vị thiết kế trực thuộc để thực hiện thiết kế cho người xin cấp giấy phép xây dựng.

Để phù hợp với tốc độ phát triển của ngành xây dựng hiện nay, pháp luật hiện hành đã đề cập đến trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương, tạo sự thông thoáng trong cấp phép xây dựng, việc cấp phép xây dựng được phân làm 3 cấp: cấp xã,cấp huyện, cấp tỉnh. Việc giao thẩm quyền về phường, xã là điểm mới trong lần điều chỉnh này nhằm kịp thời chấn chỉnh các vi phạm xây dựng tại địa phương.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, sau 3 năm thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành xây dựng tại Hà Nội, số công trình xây dựng có phép đã tăng từ 14% lên đến 57%. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do hoạt động quản lý trật tự xây dựng tại một số khu vực ngoài đê sông Hồng, trên các trục đường mới mở, khu vực nhà ở nông thôn còn yếu kém. Trong khi đó, kết quả cấp phép lại chưa đồng đều ở các địa bàn,nhất là tại các huyện. Hiện tượng đùn đẩy, né tránh khi xử lý vi phạm giữa các đơn vị liên quan vẫn còn. Ngoài ra,còn do lực lượng thanh tra viên còn quá mỏng. Số thanh tra có trình độ đại học chuyên ngành lại rất thấp (xây dựng chỉ đạt gần 4%, kiến trúc 2.3%) [36].

Hiện nay, văn bản xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng là Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2004 vể xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà thay thế Nghị định số 48/CP ngày 05 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý xây dựng, quản lý nhà và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị. Thực tế hiện nay cho thấy, một số khó khăn cụ thể đối với công tác cấp phép xây dựng hiện nay như: Hiệu lực thi hành Nghị định 126/2004 về xử phạt hành chính không cao, trong khi có quá nhiều đơn vị tham gia kiểm tha, xử phạt (Chủ tịch u ỷ ban nhân dân các cấp, thanh tra chuyên ngành: thanh tra nhà đất, thanh tra xây dựng, thanh tra giao thông công chính ••♦) (Nghị định 126/2004 đã sửa đổi không cho quyền hạn xử phạt hành chính của cảnh sát như Nghị định 48/1997),mặc dù có nhiều đơn vị, cá nhân có thẩm quyền tham gia kiểm tra, xử phạt như vậy nhưng không ai chịu trách nhiệm chính cả.

Một phần của tài liệu Thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)