Ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ [Điều 112,Luật Xây

Một phần của tài liệu Thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 80)

về xây dựng trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ. [Điều 112,Luật Xây dựng năm 2003].

Đối với lĩnh vực thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình thì thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở gồm: Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Sở Công nghiệp, Sở Nồng nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Xây dựng. Trong trường hợp dự án

đầu tư xây dựng công trình liên quan đến nhiều chuyên ngành thì Bộ (Sở) có chức năng quản lý Nhà nước về ngành có yếu tố quyết định tính chất, mục tiêu của dự án, chịu trách nhiệm lấy ý kiến của các Sở có liên quan.

Như vậy, để thẩm định được thiết kế cơ sở của dự án thì cần rất nhiều bộ,sở ngành liên quan. Đó là một trong những trở ngại của thủ tục thẩm định dự án đầu tư xây dựng bởi không phải lúc nào chúng ta cũng có điều kiện tập trung được ý kiến của các Bộ, Sở ngành liên quan. Như thế sẽ kéo dài thời gian thực hiện khâu thẩm định dự án.

Đối với cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng đã có ưu điểm là phân cấp về cho chính quyền địa phương quyết định, đó là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.

2.5.4. Về đội ngũ cán bộ,công chức.

Yếu tố con người tác động trực tiếp trong việc thực hiện chiến lược cải cách hành chính nhà nước trong hoạt động xây dựng. Tinh thần trách nhiệm yếu kém của người lãnh đạo, của công chức, các chủ thể thị trường. Đối với người lãnh đạo, đó là bệnh chạy theo hình thức, bệnh cục bộ địa phương, bệnh quan liêu, mệnh lệnh, đối vói công chức, đó là bệnh xu nịnh cấp trên, hạch sách, thiếu ý thức trách nhiệm, đối với chủ thể thị trường, đó là bệnh coi thường trách nhhiệm đối với hợp đổng kinh tế, lẩn lách pháp luật, chạy theo lợi nhuận không chính đáng. Mà trước hết đó là năng lực yếu kém, sự trì trệ trong công tác. Đạo đức của một số cán bộ bị sa sút thể hiện dưới dạng đòi hối lộ, đưa đút lót, thông đồng hoặc móc ngoặc, gian lân. Năng ỉực yếu kém của con người trong các khâu của quá trình đầu tư.

V í dụ,chỉ tính riêng các dự án vốn ngân sách Nhà nước do Trung ương quản lý thiếu thanh tra đầu tư (theo các quy định của Chính phủ: năm 2001,có 357 dự án, năm 2002 có 598 dự án, năm 2003 có 366 dự án,năm 2004 có 377 dự án. Nhiều dự án khởi công chỉ có quyết định đầu tư, chưa có quyết định phê duyệt thiết kế và tổng dự toán (Theo Báo Lao động ngày 28/5/2005). Hay

như việc quy định cấp huyện phê duyệt dự án từ 3 tỷ đồng trở xuống, cấp xã từ 2 tỷ đồng trở xuống của Nghị định 16/2005/NĐ-CP chưa đảm bảo tính khả thi, bởi thực tế trình độ của Chủ tịch cấp huyện, cấp xã về lĩnh Vực xây dựng chưa cao, nhất là những vùng sâu,vùng xa và một vấn đê nữa đó là dễ gây nên sự kết nối giữa chủ đâu tư và chính quyền cấp xã, cấp huyện.

2.5.5. Cơ sở vật chất

Để thực hiện tốt được thủ tục hành chính thì điều quan trọng đó là cơ sở vật chất, điều kiện vật chất-kinh tế. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, thì công tác thông tin quản lý có giá trị tuyệt đối. Người dân có thể tìm hiểu được thông tin khi mình cần một cách thuận tiện, cán bộ quản lý truy cập nhanh chóng được thông tin quản lý, phản hồi từ phía nhân dân để tìm cách giải quyết nhanh chóng. Tất cả điểu đó phụ thuộc vào điều kiện vật chất mà Nhà nước, cơ quan, tổ chức được trang bi. Cùng với đó, để giảm thiểu tối đa nạn tham nhũng, hối lộ thì chế độ lương, phụ cấp của cán bộ, công chức cần được cải cách bỏi đó là động lực của nền công vụ.

Tóm lai

Luật Xây dựng ban hành điều chỉnh toàn bộ các vấn đề liên quan đến các hoạt động xây dựng, là cơ sở pháp lý chủ yếu để điều chỉnh tất cả các mối quan hộ phát sinh trong hoạt động xây dựng, tạo điều kiên để hoạt động xây dựng phát triển lành mạnh, đúng hướng, có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

Có thể nói, thực trạng vê thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng hiện đang là vấn đề nóng bỏng, mang tính thời sự. Có rất nhiều dự án để đi đến khởi công phải tốn rất nhiều thời gian và qua những bước khâu rườm rà. Tình trạng xây dựng trái phép vẫn còn tràn lan. Vấn đề quy định trách nhiệm vẫn chưa được rõ ràng, còn chung chung. Nhiều địa phương chưa mạnh dạn thực hiện cơ chế một cửa, một dấu mà mới chỉ dừng ở một số thành phố lớn. Luật Xây dựng chưa ghi cụ thể trách nhiệm của chủ quản đầu tư xây dựng mà

chủ quản đầu tư là người quyết định quy mô đầu tư. Việc thẩm định chất lượng công trình là một trong những nguyên nhân gây nên thủ tục rườm rà.

Có nhiều nguyên nhân đưa đến thất thoát và tiêu cực trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản như thất thoát chù yếu trong giai đoạn thi công, việc rút ruột của các cồng trình, cơ chế quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản chưa chặt chẽ, việc Nhà nước và các cơ quan chủ quản và các Tổng công ty Nhà nước quản lý nguồn vốn, làm chủ đầu tư công trình, kiêm luôn việc thiết kế và thi công, đến việc kiểm soát và thanh tra … nhưng bên cạnh đó,có một nguyên nhân cũng rất quan trọng làm thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng đó là từ giai đoạn thai nghén hình thành đầu tư xây dựng cơ bản: quá trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và bên cạnh đó là cơ chế lãnh đạo và kiểm soát, thành phần và cơ cấu cồng trình.

Việc cấp giấy phép xây dựng là một hoạt động quan trọng trong quản lý Nhà nước về xây dựng. Hoạt động cấp giấy phép xây dựng giúp cho cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát các hoạt động xây dựng, đảm bảo các công trình xây dựng phù hợp với quy hoạch xây dựng, có chất ỉượng, độ an toàn, bền vững, xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến công trình lân cận. Nhưng một trong những ách tắc lớn nhất là chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử hữu nhà ở và đất ở,hiệu lực xử phạt vi phạm hành chính không cao, trách nhiệm quy định không cụ thể, rõ ràng của người có thẩm quyền. Vấn đề mẫu hoá thủ tục hồ sơ chưa được đặt ra một cách cấp bách nên nhiều địa phương còn tuỳ tiện trong giải quyết hổ sơ, có nhiều thủ tục mồi nơi làm một kiểu dẫn đến phát sinh nhiều tiêu cực.

Chương 3

NHŨTSG YÊU CẦU VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN TH IỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNHTRONG LĨNH v ự c XÂY DỤTNG TRONG LĨNH v ự c XÂY DỤTNG

3*1. Quan điểm hoàn thiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng dựng

Hoạt động quản lý hành chính nhà nước không chỉ là quá trình nhà nước đơn phương quyền lực,đưa ra chủ trương, duy trì quản lý, tự giải quyết những vấn đề xã hội mà còn là quá trình tác động giữa nhà nước với xã hội và giữa nhà nước với công dân. Năng lực tác động lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước và xã hội trong một quốc gia càng mạnh thì càng sản sinh tiềm năng phát triển to lớn. Hướng chung của các Chính phủ trên thế giới là cải cách phương thức quản lý để tăng cường mối quan hệ giữa nhà nước với cồng dân bằng việc xác lập các nguyên tắc quản lý công cộng mới cho các quan hệ hợp tác giữa quản lý với cộng đồng.

Trong nền kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là tất yếu sẽ dẫn đến điều khó tránh khỏi là sự hoạt động của nó sẽ vượt qua khuôn khổ pháp lý hành chính hiện hành. Với chức năng tạo ra môi trường pháp lý cho nền kinh tế-xã hội phát triển thông qua công cụ quản lý, thủ tục hành chính phải có thay đổi tương ứng để đáp ứng được yêu cầu đặt ra của nền kinh tế.

Thủ tục hành chính phải tạo ra cổng cụ hữu hiệu để các cơ quan chức năng của nhà nước chỉ gián tiếp dựa vào pháp luật để kiểm tra, giám sát các hoạt động, nhờ đó sẽ tiết kiệm được giá thành về quản lý, chuyển đổi tác phong làm việc, nâng cao hiệu suất công tác và ngăn ngừa được hiện tượng sách nhiễu, tham những trong thi hành công vụ.

Đứng trên góc độ quản lý, thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng là công cụ nhạy bén, là trợ thủ đắc lực trong lãnh đạo điều hành. Hoàn thiện thủ tục hành chính sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng.

Do đó, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng được xác định là một quá trình lâu dài, phức tạp. Nhiều vấn đề bức xúc như đã được nêu và phân tích ở phần trước cần được khắc phục và và giải quyết kịp thời,cải cách thủ tục hành chính cần được tiến hành một cách triệt để, song thiết nghĩ chúng ta cần trước mắt tập trung vào các nhóm vấn đề sau:

Một phần của tài liệu Thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)