với chu trình hàng tồn kho tại công ty H, Kiểm toán viên nhận thấy khách hàng có hệ thống kiểm soát tương đối hiệu quả. Vì vậy, rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức trung bình.
+ Đánh giá rủi ro phát hiện: Kiểm toán viên đánh giá rủi ro phát hiện dựa trên kết quả của việc đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và mức độ rủi ro kiểm toán mong muốn. Đối với chu trình hàng tồn kho, Kiểm toán viên mong muốn mức độ rủi ro kiểm toán ở mức thấp. Trong đó, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đã xác định lần lượt ở mức cao và trung bình. Vì vậy, rủi ro phát hiện cũng được đánh giá ở mức thấp.
Xác định mức độ trọng yếu
Theo thông tin Kiểm toán viên đã thu thập được năm 2010, lợi nhuận sau thuế của Công ty H là 17.261.394.400 đồng. Dựa vào công thức tính mức độ trọng yếu, Kiểm toán viên thu được kết quả như sau:
c = 1.726.139.440 VNĐ d = 863.069.720 VNĐ
e = 34.522.789 VNĐ
2.1.7 Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểmsoát soát
CÔNG TY K
Môi trường hệ thống kiểm soát
Công ty K được đánh giá là có bộ máy tổ chức tương đối gọn nhẹ. Giám đốc Công ty có trách nhiệm bố trí và sắp xếp cơ cấu bộ máy chuyên môn, tổ chức sản xuất hợp lý, xây dựng quy chế nội bộ để thống nhất phối hợp hoạt động quản lý điều hành và tác nghiệp tốt các nghiệp vụ được giao. Kế toán trưởng là người có chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao, rất liêm khiết. Ban giám đốc được đánh giá là có năng lực trong lĩnh vực sản xuất túi cặp và quần bò chất lượng cao. Môi trường kiểm soát của Công ty được đánh giá là tương đối tốt.
Từ những thông tin thu được, Kiểm toán viên tiến hành đánh giá HTKSNB của Công ty K đối với chu trình HTK. Việc đánh giá được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.5. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho
Bước công việc thực hiện Có Không
1. Có thực hiện kiểm kê HTK đúng quy định hay không? v
2. Có mang HTK đi thế chấp hay không? v
3. Địa điểm kho có an toàn hay không? v
4. Thủ kho có được đào tạo nghiệp vụ hay không? v
5. Các phiếu nhập, xuất kho có được ghi sổ kịp thời hay không? v 6. Phương pháp xác định giá trị HTK có nhất quán hay không? v 7. Có thực hiện việc tính giá thành sản phẩm tồn kho hay không? v
Kết luận: HTKSNB của Công ty K hoạt động ở mức trung bình..
CÔNG TY H
Tìm hiểu môi trường kiểm soát
Công ty H với chiến lược phát triển là đa dạng hoá có chọn lọc các mặt hàng và loại hình kinh doanh, đa dạng hoá hình thức sở hữu, đẩy mạnh chương trình hiện đại hoá, nâng cao năng lực hợp tác và cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực nói riêng và thế giới nói chung, Công ty luôn chú trọng phát triển yếu tố con người, đặt con người vào vị trí trung tâm, coi doanh nghiệp là phương tiện để con người phát huy hết tài năng sáng tạo, xây dựng và đào tạo đội ngũ làm việc có hiệu quả.
Công ty H có bộ máy quản lý tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật doanh nghiệp 2005. Các hoạt động của Công ty luôn tuân theo Luật Doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty. Bộ máy quản lý của Công ty gồm Hội đồng quản trị, một Giám đốc, bên dưới là các phòng kỹ thuật - phát triển, văn phòng, phòng kế hoạch - thị trường, phòng vật tư, phòng phụ tải và các xí nghiệp, nhà máy.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, định hướng các chính sách tồn tại và phát triển, ra các nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Ban điều hành do Hội đồng quản trị bổ nhiệm gồm có một Giám đốc, hai Phó Giám đốc, một Kế toán trưởng. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, quyết định tất cả mọi vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty. Phó Giám đốc và Kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm theo đề xuất của Giám đốc.
Với 120 cán bộ công nhân viên và phương châm hoạt động coi phát triển yếu tố con người là mục tiêu hàng đầu, Công ty xây dựng một chính sách nhân sự rõ ràng và hợp lý.
Với bộ máy quản lý gọn nhẹ, khoa học và những chính sách rõ ràng, hợp lý, đây sẽ là tiền đề để cho KTV tiến hành thực hiện các thử nghiệm kiểm soát.
Đánh giá rủi ro kiểm soát chu trình HTK
Tương tự Công ty K, đánh giá rủi ro kiểm soát chu trình HTK tại Công ty H được thực hiện bằng cách thiết lập các câu hỏi và thu thập câu trả lời. Dựa vào các câu trả lời,
KTV đưa ra kết luận rằng hoạt động kiểm soát chu trình HTK tương đối hiệu quả. Rủi ro kiểm soát đối với chu trình HTK đươc đánh giá ở mức trung bình.