Về việc thực hiện các thủ tục phân tích:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong Kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam (VNFC) (Trang 82)

Cơ sở lý luận:

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520, Quy trình phân tích,: “Thủ tục phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị dự kiến”. Để thủ tục phân tích mang lại được hiệu quả cao trong quá trình thực hiện, kiểm toán viên có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Tuỳ vào từng đối tượng và yêu cầu của kiểm toán, các hướng phân tích có thể áp dụng khác nhau và hình thành ba loại phân tích chủ yếu: đánh giá tính hợp lý, phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất. Việc lựa chọn quy trình phân tích, phương pháp và mức độ áp dụng các thủ tục phân tích còn tuỳ thuộc vào sự xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên.

Giải pháp hoàn thiện:

Trong quá trình kiểm toán, KTV nên áp dụng nhiều hơn các thủ tục phân tích bao gồm việc việc kết hợp phân tích xu hướng với phân tích ngang và phân tích dọc gắn liền với phân tích thông tin tài chính và phi tài chính. KTV nên sử dụng thêm một số chỉ tiêu để phân tích như:

Thời gian một vòng luân

chuyển HTK =

365

Số vòng quay HTK

Khi phân tích và nhận biết rủi ro dựa vào thời gian một vòng HTK, KTV có thể xem xét được sự thay đổi của số dư một số tài khoản khác như thành phẩm, sản phẩm dở dang, nguyên vật liệu, giá vốn hàng bán, so sánh sự thay đổi của một số chỉ tiêu khác như số ngày phải trả và khả năng thanh toán bằng tiền; xem xét sự thay đổi về quản lý HTK hoặc thủ tục kiểm soát; kết quả kiểm kê HTK thiếu hay thừa; sự thay đổi về giá HTK; sự thay đổi về phương pháp kế toán đối với HTK; sự thay đổi về chính sách dự phòng giảm giá HTK hoặc ghi giảm HTK…

Số vòng quay sản phẩm,

hàng hoá tiêu thụ =

Giá vốn hàng bán

Giá vốn bình quân sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ

Số vòng quay NVL = Chi phí NVL xuất dùng trong kỳSố dư bình quân của NVL tồn kho Số vòng quay của sản

phẩm dở dang = Giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳBình quân sản phẩm dở dang trong kỳ

Tỷ lệ lãi gộp = Tổng lãi gộp

Tổng doanh thu

Ngoài ra, KTV cũng nên sử dụng cả số liệu trung bình của ngành để phân tích và so sánh, tìm ra những biến động bất thường để có thể áp dụng một cách linh hoạt các thủ tục kiểm toán khác nhằm hoàn thành mục tiêu kiểm toán, tiết kiệm chi phí kiểm toán và mang lại hiệu quả kiểm toán cao nhất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong Kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam (VNFC) (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w