Cơ sở lý luận:
Chuyên gia là một cá nhân hoặc một tổ chức có năng lực, kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cao trong một lĩnh vực riêng biệt ngoài lĩnh vực kế toán và kiểm toán.
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 620 “Sử dụng tư liệu của chuyên gia” đã chỉ rõ:
“Trong quá trình kiểm toán, KTV và công ty kiểm toán có thể thu thập các bằng chứng kiểm toán dưới dạng báo cáo, ý kiến, đánh giá và giải trình của chuyên gia, như:
- Đánh giá một số loại tài sản như đất đai, công trình xây dựng, máy móc thiết bị, tác phẩm nghệ thuật và đá quý.
- Xác định thời gian sử dụng hữu ịch còn lại của máy móc, thiết bị;
- Xác định số lượng và hiện trạng của tài sản như quặng tồn trữ, vỉa quặng, trữ lượng dầu mỏ;
- Đánh giá giá trị theo phương pháp hoặc kỹ thuật chuyên biệt, như đánh giá theo giá trị hiện tại;
- Đánh giá công việc đã hoàn thành và khối lượng công việc còn phải thực hiện đối với những hợp đồng dở dang;
- Ý kiến của luật sư về cách diễn giải các hợp đồng và luật pháp.”
Như vậy, khi có một vấn đề nào đó mà KTV không có những am hiểu sâu sắc như định giá HTK của các công ty khai thác dầu thô hoặc công ty kinh doanh vàng bạc đá quý…, KTV có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia về vấn đề đó.
Giải pháp hoàn thiện:
Để khắc phục những hạn chế của KTV trong quá trình định giá HTK, Công ty VNFC nên sử dụng ý kiến của chuyên gia, những người có hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực hoạt động của Công ty khách hàng và sẽ cùng tham gia trong quá trình đánh giá giá trị HTK.
KẾT LUẬN
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam (VNFC), Thông tin trình bày trên BCTC của đơn vị chịu ảnh hưởng lớn của chu trình HTK vì khoản mục này luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp, hàm chứa nhiều những sai phạm trọng yếu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chu kỳ vận động của HTK gắn liền với chu kỳ sản xuất kinh doanh của đơn vị. Vì vậy, kiểm toán HTK là công việc then chốt và trọng yếu trong hầu hết các cuộc kiểm toán BCTC. Để hiểu được tầm quan trọng của kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC, em đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu phương pháp và cách thức kiểm toán HTK tại các khách hàng của Công ty qua tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán và rút ra được quy trình chung trong kiểm toán HTK tại VNFC.
Ngành kiểm toán đang chứng kiến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để có thể đứng vững và phát triển, VNFC cần không ngừng hoàn thiện hơn nữa quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính của mình. Việc lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán chu trình HTK một cách hợp lý và khoa học sẽ góp phần làm tăng hiệu quả cũng như giảm bớt được những rủi ro có thể xảy ra trong cuộc kiểm toán đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam, em đã tích luỹ được nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu cho bản thân về công tác tổ chức kiểm toán cũng như quy trình kiểm toán tại Công ty. Đó sẽ là nguồn kinh nghiệm hết sức quý báu đối với công việc của em sau này.
Trên đây là nội dung Báo cáo thực tập tốt nghiệp của em với vấn đề "Hoàn thiện Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong Kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam (VNFC)”.
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em đã được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của Ban Giám đốc cùng các anh, chị Kiểm toán viên trong Công ty VNFC và đặc biệt là của TS .Nguyễn Thị Hồng Thúy.
Do hạn chế về trình độ, kiến thức, kinh nghiệm cũng như thời gian thực tập nên bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự giúp đỡ và đóng góp của thầy cô và anh chị tại Công ty cùng các bạn để bài chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của
T.S. Nguyễn Thị Hồng Thúy, giáo viên trực tiếp hướng dẫn em cùng các thầy cô trong khoa kế toán, BGĐ và các anh, chị Kiểm toán viên trong Công ty VNFC.
Sinh viên thực hiện