Đặc điểm tổ chức bộ máy chính quyền cấp xã, phƣờng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh (Trang 49)

Tổ chức bộ máy hệ thống chính trị ở nƣớc ta đƣợc tổ chức và hoạt động theo một cơ chế đảm bảo thực hiện quyền lực của nhân dân dƣới sự lãnh đạo

42

của Đảng cộng sản Việt nam. Hệ thống đó bao gồm các tổ chức Đảng, Nhà nƣớc, các tổ chức chính trị xã hội và đƣợc tổ chức ở 4 cấp từ Trung ƣơng, tỉnh, huyện và xã. Trong quá trình vận hành, mỗi thành viên của HTCT hoạt động với chức năng riêng. Song, hệ thống chính trị là một chỉnh thể, mỗi thành viên chỉ tồn tại với tƣ cách là một bộ phận của một cấu trúc chung có sự gắn kết hữu cơ với nhau, tác động theo cùng một phƣơng, cùng tạo thành một tổng hợp lực hƣớng vào một mục đích chung. Mỗi thành viên của HTCT có quyền hạn, chức trách nhiệm vụ riêng. Nhƣng những quyền hạn, chức trách nhiệm vụ ấy không đối lập nhau. Chúng vừa có tính đối thoại, trao đổi, tranh luận, vừa có tính hợp tác hỗ trợ tƣơng hỗ nhau, trong đó mỗi thành viên hoạt động tƣơng đối độc lập, nhƣng lại thống nhất với các thành viên khác trên một cái nền chung là vì lợi ích của toàn thể nhân dân, của cả quốc gia và dân tộc.

Hệ thống chính trị cấp xã là cấp cuối cùng trong bộ máy hệ thống chính trị, cán bộ công chức xã phƣờng hoạt động trong bộ máy có những đặc điểm riêng của cấp cơ sở trong công tác tổ chức cán bộ. Từ năm 2009 trở về trƣớc, cán bộ, công chức xã phƣờng có những đặc điểm chung của bộ máy chính quyền cơ sở đó là:

- Cán bộ, công chức xã phƣờng hoạt động chung trong một cơ quan hệ thống chính trị, hoạt động chung trong cùng trụ sở, ngân sách hoạt động chung trong một tài khoản, công tác cán bộ có thể hoán đổi vị trí của nhau theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng bộ phận. Điều này có ƣu điểm là một ngƣời có thể biết nhiều việc, có kinh nghiệm công tác lâu năm nhƣng dẫn đến tính ổn định hạn chế, chất lƣợng chuyên môn, chuyên sâu của cán bộ công chức không cao, chủ yếu làm việc bằng kinh nghiệm thực tiễn, độ tuổi cán bộ già hóa cao, tâm lý bảo thủ trì trệ lớn, làm mất đi sự năng động tiếp thu những cái mới trong công tác quản lý.

43

- Nguồn tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã chủ yếu từ hoạt động phong trào của địa phƣơng trƣởng thành lên, một bộ phận khác đƣợc hình thành từ các các cán bộ công chức chuyển nghành, hƣu trí về tham gia hoạt động cơ sở, có mặt bằng trình độ văn hóa thấp, không đƣợc qua đào tạo bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành và vận động tổ chức thực hiện; dẫn đến trình độ hạn chế, chuyên môn nghiệp vụ không phù hợp với từng vị trí công tác.

- Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, luân chuyển chƣa đƣợc quan tâm. Việc quy hoạch cán bộ chủ yếu theo yêu cầu nhiệm vụ ngắn hạn, chủ yếu nhìn vào đội ngũ cán bộ trƣởng thành từ cơ sơ. Thiếu các quy định về tiêu chuẩn, cơ cấu, chƣa có kế hoạch về công tác cán bộ dẫn đến chất lƣợng nguồn cán bộ thấp, hẫng hụt nguồn cán bộ kế cận, thiếu sự hài hòa trong cơ cấu bộ máy chính quyền cơ sở. Công tác đào tạo chƣa đƣợc tập trung cao, nhiều cán bộ cơ sở có trình độ thấp chƣa đƣợc tổ chức đào tạo bồi dƣỡng, nội dung đào tạo bồi dƣỡng chƣa đa dạng, chủ yếu đang còn bám vào các nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng, chƣa chú trọng việc đào tạo bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực thực tiễn của cá nhân. Công tác luân chuyển cán bộ chƣa đƣợc chú trọng, số lƣợng luân chuyển con quá nhỏ, cán bộ luân chuyển chủ yếu là xử lý giải pháp tình thế, đƣa từ trên về cơ sở ổn định lâu dài. Chƣa thực sự dựa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, sủ dụng cán bộ, thiếu các quy định về việc luân chuyển cán bộ công chức.

- Các chế độ chính sách quá bất cập, là một bộ phận cán bộ của bộ máy nhà nƣớc 4 cấp nhƣng chỉ đƣợc hƣởng chế độ sinh hoạt phí rất thấp, không đảm bảo thu nhập cho cán bộ công chức chuyên tâm công tác, không tạo sức thu hút đối với các cán bộ có trình độ chuyên môn cao về công tác ở xã phƣờng. Dẫn đến chất lƣợng cán bộ công chức có nhiều hạn chế.

44

- Công tác đánh giá cán bộ công chức chƣa đƣợc quan tâm, việc kiểm tra, theo dõi thiếu tính chính xác, chủ yếu đang còn đánh gía trên các tiêu chí chung, thiếu tính định lƣợng cụ thể. Vì vậy, công tác đánh giá cán bộ chƣa thực sự là căn cứ chính xác cho công tác quản lý, quy hoạch, bồi dƣỡng, bố trí cán bộ... Do đó dẫn đến chất lƣợng cán bộ, công chức chƣa cao.

Nhìn chung, đa số cán bộ, công chức cơ sở đƣợc rèn luyện, thử thách trong thực tiễn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, gƣơng mẫu chấp hành chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, có ý thức tổ chức, kỷ luật, gắn bó mật thiết với nhân dân, nắm bắt đƣợc tâm tƣ, nguyện vọng của nhân dân. Nhiều cán bộ, công chức cấp xã, phƣờng, thị trấn có ý thức trách nhiệm, thái độ cầu thị, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu công tác học tập, rèn luyện, hăng hái chăm lo việc làng ,việc xã, đóng góp tích cực vào sự phát triển của địa phƣơng. Thái độ giao tiếp của đa số công chức thực thi nhiệm vụ ở cơ sở với các tổ chức, công dân có chuyển biến rõ rệt, có ý thức trách nhiệm, tận tình và chu đáo, ứng xử đúng mực, đóng vai trò then chốt trong công việc đƣa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đến với dân, trực tiếp chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.

Phải khẳng định rằng, trong thời gian qua bộ máy chính quyền xã phƣờng trong cả nƣớc đã có nhiều đóng góp hết sức to lớn cho cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nƣớc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, để đáp ứng với yêu cầu phát triển mới của đất nƣớc trong giai đoạn hiện nay, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, vƣơn lên giàu mạnh trong xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa diễn ra mạnh mẽ đòi hỏi đội ngũ cán bộ công chức cấp xã nói chung phải tiếp tục có nhiều đổi mới hơn nữa để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quê hƣơng đất nƣớc.

45

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh (Trang 49)