Cán bộ cấp xã, phường khái niệm và đặc điểm

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh (Trang 26)

1.1.1.1. Khái niệm cán bộ cấp xã, phường.

Từ "cán bộ" đƣợc hiểu với nhiều nghĩa khác nhau trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Dù cách hiểu, cách dùng khác nhau nhƣng về cơ bản, từ cán bộ bao hàm nghĩa chính của nó là bộ khung, là nòng cốt, là chỉ huy. Quan niệm một cách chung nhất, cán bộ là khái niệm chỉ những ngƣời có chức vụ, vai trò và cƣơng vị nòng cốt trong một tổ chức có tác động ảnh hƣởng đến hoạt động của tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành, góp phần định hƣớng sự phát triển của tổ chức.

Theo quy định của Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008 thì: Cán bộ là công dân Việt Nam, đƣợc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ƣơng, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc.

Công chức là công dân Việt Nam, đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an

19

nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lƣơng đƣợc bảo đảm từ quỹ lƣơng của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Cán bộ xã, phƣờng, thị trấn là công dân Việt Nam, đƣợc bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thƣờng trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thƣ, Phó Bí thƣ Đảng ủy, ngƣời đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội;

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX xác định: Đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị ở cơ sở có cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách.

Cán bộ chuyên trách là những cán bộ phải dành phần lớn thời gian lao động, làm việc công để thực hiện chức trách đƣợc giao, bao gồm:

Cán bộ giữ chức vụ qua bầu cử gồm: Cán bộ chủ chốt của cấp uỷ Đảng, HĐND, UBND những ngƣời đứng đầu Uỷ ban mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.

Công chức cấp xã là công dân Việt nam đƣợc tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách. Công chức chuyên môn đƣợc UBND tuyển chọn gồm: Trƣởng Công an, Chỉ huy trƣởng quân sự, Văn phòng - Thống kê, Địa chính - Xây dựng, Tài chính - Kế toán, Tƣ pháp - Hộ tịch, Văn hoá - Xã hội.

Cán bộ chuyên trách ở cơ sở có chế độ làm việc và đƣợc hƣởng chính sách về cơ bản nhƣ cán bộ, công chức Nhà nƣớc; khi không còn là cán bộ chuyên trách mà chƣa đủ điều kiện để hƣởng chế độ hƣu trí, đƣợc tiếp tục tự đóng bảo

20

hiểm xã hội hoặc hƣởng phụ cấp một lần theo chế độ nghỉ việc. Cán bộ, công chức cơ sở có đủ điều kiện đƣợc thi tuyển vào ngạch công chức ở cấp trên.

Cán bộ không chuyên trách là những ngƣời chỉ tham gia việc công trong một phần thời gian lao động. Căn cứ hƣớng dẫn của Trung ƣơng, UBND cấp tỉnh quy định khung về số lƣợng và mức phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách trong hệ thống chính trị ở cấp cơ sở (kể cả trƣởng thôn).

Theo quy định tại Điều 61 của Luật cán bộ, công chức 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 của Quốc hội về cán bộ, công chức xã, phƣờng, thị trấn thì cán bộ, công chức cấp xã bao gồm:

1. Cán bộ xã, phƣờng, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có các chức vụ sau đây: a) Bí thƣ, Phó Bí thƣ Đảng uỷ;

b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân; d) Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đ) Bí thƣ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phƣờng, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);

h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam. 2. Công chức có các chức danh sau đây: a) Trƣởng Công an;

b) Chỉ huy trƣởng Quân sự; c) Văn phòng - Thống kê;

d) Địa chính - Xây dựng - Đô thị và Môi trƣờng (đối với phƣờng, thị trấn) hoặc Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trƣờng (đối với xã);

đ) Tài chính - Kế toán; e) Tƣ pháp - Hộ tịch;

21 g) Văn hóa - Xã hội.

Từ những phân tích trên có thể đƣa ra khái niệm nhƣ sau:

Cán bộ, công chức cấp xã là công dân Việt Nam, trong biên chế, đƣợc các tổ chức Đảng, Nhà nƣớc và các tổ chức chính trị xã hội bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ thƣờng xuyên để tham gia lãnh đạo, quản lý và thực hiện các nhiệm vụ thƣờng xuyên trong hệ thống chính trị ở xã, phƣờng, thị trấn và đƣợc hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc theo quy định của pháp luật.

Để nâng cao hiệu lực hoạt động của cán bộ, công chức cấp xã không những cần phải có nhiệt tình cách mạng, có phẩm chất tốt, đạo đức tốt mà còn cần phải có tri thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

1.1.1.2. Đặc điểm cán bộ, công chức cấp xã, phường

- Cán bộ, công chức cấp xã là những ngƣời gần dân, sát dân, biết dân, trực tiếp triển khai đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc vào dân, gắn bó với nhân dân.

- Cán bộ, công chức cấp xã có tính ổn định thấp so với cán bộ, công chức nhà nƣớc cấp trên. Cán bộ, công chức cấp xã có tính chuyên môn hoá thấp, kiêm nhiệm nhiều.

- Cán bộ, công chức cấp xã là ngƣời đại diện cho quần chúng nhân dân lao động ở cơ sở. Vì vậy, cán bộ, công chức luôn bám sát dân, gần dân, lắng nghe ý kiến nguyện vọng của nhân dân từ đó có những cách thức tiến hành công việc phù hợp và đảm bảo cho lợi ích chính đáng của nhân dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cán bộ, công chức cấp xã là ngƣời trực tiếp giải quyết tất cả các yêu cầu, quyền lợi chính đáng từ nhân dân, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nƣớc với nhân dân.

- Cán bộ, công chức cấp xã phần lớn là những ngƣời xuất phát từ cơ sở (ngƣời của địa phƣơng), họ vừa trực triếp tham gia lao động lao động sản

22

xuất, vừa là ngƣời đại diện cho nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc, giải quyết các công việc của nhà nƣớc. Do đó, xét ở khía cạnh nào đó cán bộ, công chức cấp xã bị chi phối, ảnh hƣởng rất nhiều bởi những phong tục tập quán làng quê, những nét văn hóa bản sắc riêng đặc thù của địa phƣơng, của dòng họ.

- Cán bộ, công chức cấp xã do dân bầu ra chính vì vậy số lƣợng thƣờng xuyên bị biến động do hết nhiệm kỳ nhân dân lại bầu những đại diện mới.

- Cán bộ, công chức cấp xã cả nƣớc hiện nay rất đông (gần bằng số lƣợng cán bộ, công chức hành chính của trung ƣơng và 63 tỉnh thành cộng lại). Tuy nhiên, về chất lƣợng lại yếu, độ tuổi tƣơng đối già, chính vì vậy nó là những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giải quyết công việc không cao.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh (Trang 26)