3.4. Các giải pháp nâng cao chất lượng CBCC cấp xã, phường ở thành phố Hà Tĩnh
3.4.2. Các giải pháp về lựa chọn, tuyển dụng cán bộ công chức cấp xã, phường theo các đề án Trung ương và địa phương
3.4.2.1. Đổi mới công tác lựa chọn, tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã
* Đối với cán bộ chuyên trách
Cán bộ chuyên trách cấp xã bao gồm các chức danh: Bí thƣ, Phó Bí thƣ Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Bí thƣ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; Chủ tịch Hội Nông dân; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Do vậy việc lựa chọn đƣợc những cán bộ có đủ đức tài vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt cấp xã sẽ có tác dụng rất lớn trong việc đổi mới về phong cách lãnh đạo, điều hành, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị xã,
102
phường góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như tiến trình CNH-HĐH ở các địa phương.
Theo quy định hiện hành việc tuyển chọn các chức danh cán bộ chuyên trách cấp xã đƣợc thực hiện thông qua hình thức bầu cử. Cụ thể: Bí thƣ, Phó Bí thư Đảng ủy do Đảng bộ xã phường bầu ra; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND;
Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND do các đại biểu HĐND cấp xã bầu ra; Trưởng các đoàn thể do tổ chức đoàn thể bầu ra.
Hiện nay, bầu cử đang thực hiện theo hình thức phổ biến là đảng cử, dân bầu. Phương thức này có ưu điểm là đảm bảo sự lãnh đạo tập trung của đảng về công tác cán bộ. Tuy nhiên, để khắc phục những hạn chế hiện nay nhƣ:
- Việc lựa chọn, giới thiệu cán bộ tham gia ứng cử dễ rơi vào khuynh hướng chủ quan, duy ý chí, thiếu dân chủ, nhiều khi chỉ là ý đảng chứ chƣa chắc phải lòng dân. Dẫn đến tình trạng người có đủ tiêu chuẩn, năng lực, phẩm chất không được chọn cử, giới thiệu vào các chức danh chưa xứng đáng; người không có đủ tiêu chuẩn, năng lực, phẩm chất lại đƣợc tiến cử, trọng dụng.
- Cán bộ đƣợc bầu cử thông qua các đại biểu HĐND cấp xã chứ không phải do toàn thể cử tri xã bầu ra. Do vậy, có những trường hợp cán bộ xã chưa thực sự là người được đông đảo cử tri và nhân dân trong xã tín nhiệm được bầu ra.
Việc bầu cử các chức danh cán bộ chuyên trách cấp xã cần đƣợc đổi mới theo các hướng sau đây.
Thứ nhất, nâng cao chất lƣợng và xã hội hóa quy trình lựa chọn, giới thiệu nhân sự. Việc giới thiệu nhân sự để bầu cần phải dân chủ hóa và xã hội hóa. Các tổ chức, đảng viên, đoàn viên, hội viên, công dân đều có quyền lợi và nghĩa vụ xem xét, giới thiệu, chọn cử những người có đủ tiêu chuẩn, năng lực, phẩm chất đạo đức vào danh sách những người ứng cử. Danh sách nhân sự giới thiệu để bầu cử phải có ít nhất từ 02 người có đủ điều kiện như nhau trở lên để đại biểu, cử tri có quyền lựa chọn. Đảm bảo thực hiện “cạnh tranh
103
công khai”, mọi người đều bình đẳng và có cơ hội như nhau trong việc cạnh tranh lành mạnh vào các chức vụ chủ chốt của chính quyền cấp xã.
Thứ hai, tiếp tục đổi mới hình thức tổ chức bầu cử. Các chức vụ chủ chốt ở cấp xã nên áp dụng hình thức bầu cử trực tiếp, toàn thể đảng viên, nhân dân hoặc cử tri trong xã trực tiếp bầu cử.
Thứ ba, nên áp dụng mô hình Bí thƣ cấp ủy kiêm Chủ tịch UBND phường xã đối với những nơi có điều kiện. Tạo ra sự thống nhất cao trong tổ chức Đảng với sự điều hành của chính quyền cơ sở. Đồng thời đây cũng là giải pháp thực hiện tinh giản biên chế, làm cho bộ máy tổ chức gọn nhẹ hơn.
Thứ tư, Tiếp tục hoàn thiện các quy định về bầu cử địa phương với nguyên tắc công khai, dân chủ, công bằng; quy định tiêu chuẩn các chức danh; quy trình hiệp thương lựa chọn, giới thiệu ứng cử viên; quy trình bầu cử; kiểm tra, giám sát công tác bầu cử cán bộ.
* Đối với công chức chuyên môn
Hiện nay công tác tuyển dụng công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh thực hiện theo Quyết định số Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 15/4/2013 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn. Theo quy định này công chức cấp xã được tuyển dụng thông qua hình thức xét tuyển và hình thức thi tuyển.
Để nâng cao chất lƣợng công chức cấp xã, trong thời gian tới UBND tỉnh cần ban hành Quyết định thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 13/2013/UBND ngày 15/4/2013 theo hướng sau:
Thứ nhất, việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào kế hoạch quản lý và sử dụng công chức, yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế. Việc tổ chức tuyển dụng phải đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật; đảm bảo tính cạnh tranh. Những người được tuyển chọn phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
104
Thứ hai, ƣu tiên cộng điểm vào kết quả tuyển dụng. Đối với hình thức thi tuyển thì cộng điểm vào kết quả tuyển dụng đối với những đối tƣợng tốt nghiệp Đại học chính quy loại giỏi, Thạc sỹ phù hợp với chuyên ngành cần tuyển dụng để thu hút cán bộ chất lƣợng cao cho cơ sở. Đối với hình thức xét tuyển thì cộng điểm vào kết quả tuyển dụng đối với những đối tượng là người địa phương có chuyên ngành tuyển dụng phù hợp.
Thứ ba, nâng cao chất lƣợng của Hội đồng tuyển dụng đảm bảo thực hiện quy trình thi tuyển (xét tuyển) một cách nghiêm túc. Ban hành quy chế thi tuyển (xét tuyển) một cách chặt chẽ, dân chủ, công khai, cạnh tranh và phổ biến quy chế một cách rộng rãi, công khai đến mọi người dân.
Thứ tư, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện những sai phạm trong quá trình tuyển dụng. Qua đó khắc phục, chấn chỉnh và xử lý những sai phạm kịp thời, đảm bảo tính công bằng, cạnh tranh trong tuyển dụng.
3.4.2.2 Bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ, công chức phù hợp
* Về bố trí, sử dụng cán bộ, công chức
Để phát huy hiệu quả sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy chính quyền cấp xã cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách bố trí sử dụng đối với cán bộ, công chức cấp xã. Việc đổi mới và hoàn thiện phải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau:
- Không thực hiện việc bố trí mới những người không đủ tiêu chuẩn bằng cấp chuyên môn, nghiệp vụ vào các chức danh cán bộ, công chức theo quy định. Kiên quyết loại bỏ những cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị không vững vàng, dao động cơ hội, những cán bộ kém về phẩm chất đạo đức, tƣ cách lối sống; những cán bộ yếu về năng lực (không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tục) ra khỏi bộ máy nhằm làm trong sạch bộ máy.
105
- Việc bố trí sử dụng cán bộ, công chức phải phát huy đƣợc năng lực, sở trường, chuyên môn, nghiệp vụ, ngành nghề đào tạo của từng cá nhân, đem lại cảm giác hài lòng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, kích thích sự hăng say, nỗ lực của mỗi người trong thực hiện công việc được giao.
- Chính sách bố trí sử dụng cán bộ, công chức phải tạo sự ổn định công việc một cách tương đối theo hướng chuyên môn hoá nhằm phát huy năng lực, sở trường của từng cán bộ, công chức. Mặt khác, các cơ quan quản lý phải thường xuyên quan tâm xem xét bổ sung, điều chỉnh công việc một cách hợp lý hoặc phân công, bố trí lại, luân chuyển giữa các bộ phận để tránh sự nhàm chán, tăng sự hứng thú, phát huy hết khả năng, tạo động lực làm việc cao nhất cho từng cán bộ, công chức thực hiện tốt công việc đƣợc giao.
- Khi giao nhiệm vụ, công việc cho cán bộ, công chức phải gắn trách nhiệm với quyền hạn, thẩm quyền nhất định đảm bảo thực hiện tốt công việc đƣợc giao.
- Trong bố trí sử dụng cần tạo điều kiện và cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi cán bộ, công chức. Cơ hội phát triển của cán bộ, công chức là những khả năng thăng tiến có thể nắm giữ những vị trí nhất định trong bộ máy chính quyền nhà nước các cấp. Khi người cán bộ, công chức nhìn nhận được những cơ hội thăng tiến trong công việc, thì có động lực làm việc mãnh mẽ để đạt những mục đích của mình.
- Đối với đội ngũ cán bộ bán chuyên trách cơ sở, là nguồn của cán bộ xã phường (khi có sự thay đổi vị trí các chức danh) nên xem xét bố trí những cán bộ đảm bảo đạt tiêu chuẩn và chỉ xem xét bố trí vào những vị trí nếu xét thấy thực sự cần thiết hoặc giao trong chỉ tiêu biên chế quỹ lương để chính quyền xã phường có sự chủ động giảm biên khi thấy hợp lý.
* Về luân chuyển cán bộ:
106
Luân chuyển cán bộ về cơ sở để thực hiện chủ trương đào tạo, rèn luyện, bồi dƣỡng toàn diện và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý;
tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch đƣợc rèn luyện trong thực tiễn; đồng thời tăng cường cán bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị cơ sở.
Thực tế ở thành phố Hà Tĩnh hiện nay, việc luân chuyển cán bộ về cơ sở còn ít, chỉ chú ý đến bồi dƣỡng, rèn luyện cán bộ, công chức đƣợc luân chuyển, chứ chưa chú trọng đến nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho chính quyền cơ sở. Để nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển cán bộ về cơ sở, thành phố cần thực hiện tốt các nội dung chủ yếu sau:
- Việc luân chuyển cán bộ cơ sở phải căn cứ trên cơ sở quy hoạch công tác cán bộ. Thực hiện việc luân chuyển định kỳ đối với các chức danh cán bộ lãnh đạo ở cơ sở, luân chuyển một số chức danh của công chức cơ sở nhƣ: địa chính, kế toán , xây dựng…vì đây là các chức danh chuyên môn có nhiều nhạy cảm trong công tác quản lý. Thực hiện đồng bộ giữa việc luân chuyển cán bộ theo chiều dọc: giữa tỉnh, thành phố - xã phường và luân chuyển cán bộ theo chiều ngang giữa xã phường với xã phường. Làm cho việc luân chuyển cán bộ từng bước đi vào nền nếp, thường xuyên, đạt hiệu quả thiết thực, khắc phục khuynh hướng cục bộ, khép kín trong từng địa phương.
- Nên luân chuyển những cán bộ về cơ sở có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, tránh tình trạng bị đẩy xuống cơ sở, coi cơ sở là điểm dừng chân cuối cùng.
Việc luân chuyển nhằm rèn luyện, bồi dƣỡng cán bộ trong nguồn quy hoạch thông qua thực tiễn cơ sở. Nên ƣu tiên các cán bộ trẻ có năng lực tốt luân chuyển về cơ sở để tạo bước đột phá về tác phong, cách thức làm việc ở cơ sở.
- Phải có kế hoạch cụ thể, chặt chẽ về luân chuyển cán bộ. Tiến hành luân chuyển một cách thận trọng, kỹ lưỡng, có bước đi thích hợp, tránh tình trạng gây xáo trộn bộ máy quá lớn, làm ảnh hưởng đến hoạt động của bộ máy ở cơ sở.
107
- Cần làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ đi cơ sở, tạo sự đoàn kết, thống nhất cao giữa cán bộ đi và nơi cán bộ luân chuyển đến. Cần đảm bảo chế độ chính sách hợp lý, tạo điều kiện để cán bộ luân chuyển yên tâm công tác.
3.4.3. Củng cố và hoàn thiện công tác quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán