CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ, PHƯỜNG
1.1. Chất lượng và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã, phường
1.1.2. Chất lượng và nâng cao chất lượng cán bộ cấp xã, phường
Theo từ điển tiếng Việt thì "chất lƣợng" hiểu ở nghĩa chung nhất là "cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, sự vật, sự việc". Ngoài ra còn có một số quan điểm về khái niệm chất lƣợng nhƣ sau:
" Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu" (theo Juran - một Giáo sư người Mỹ).
" Chất lƣợng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định" Theo Giáo sƣ Crosby.
Nhƣ vậy, khi đánh giá chất lƣợng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, một vấn đề đặt ra là hiểu cho đúng thế nào là chất lƣợng của cán bộ, công chức. Chất lượng của cán bộ, công chức được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau:
Chất lƣợng của cán bộ, công chức đƣợc thể hiện thông qua hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã, ở việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã.
23
Chất lượng của cán bộ, công chức được đánh giá dưới góc độ phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao cũng nhƣ hiệu quả công tác của họ.
Đối với cán bộ, công chức cấp xã, muốn xác định chất lƣợng cao hay thấp ngoài việc đánh giá phẩm chất đạo đức phải có hàng loạt chỉ tiêu đánh giá trình độ năng lực và sự tín nhiệm của nhân dân địa phương. Chẳng hạn, các lớp đào tạo huấn luyện đã qua; bằng cấp (kể cả ngoại ngữ, tin học) về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý nhà nước, pháp luật,…; độ tuổi; thâm niên công tác,… Chất lượng của cán bộ, công chức còn được đánh giá dưới góc độ khả năng thích ứng, xử lý các tình huống phát sinh của người cán bộ, công chức đối với công vụ đƣợc giao. Công vụ là một hoạt động gắn liền với công chức, là một loại lao động đặc thù để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước;
thi hành pháp luật - đƣa pháp luật vào đời sống; quản lý và sử dụng có hiệu quả công sản và ngân sách Nhà nước phục vụ nhiệm vụ chính trị.
Từ những góc độ khác nhau nêu trên, có thể đƣa ra khái niệm chất lƣợng cán bộ cấp xã nhƣ sau: Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực và khả năng thích ứng, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao của họ.
Để đánh giá đúng thực trạng và xác định các giải pháp nâng cao chất lƣợng cỏn bộ, cụng chức cấp xó cần phải xỏc định rừ những tiờu chớ đỏnh giỏ chất lƣợng cỏn bộ, cụng chức cũng nhƣ hiểu rừ những yếu tố tỏc động đến chất lƣợng của cán bộ, công chức cấp xã.
1.1.2.2. Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng cán bộ công chức cấp xã, phường:
- Về phẩm chất đạo đức
Đây là phẩm chất rất quan trọng đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, nó là cái "gốc" của người cán bộ. Người cán bộ phải có đầy đủ đạo đức
24
cách mạng thì mới có đủ điều kiện để phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, phục vụ Đảng. Nếu thiếu hoặc yếu kém đạo đức cách mạng sẽ không thể làm tốt công việc đƣợc giao và nó là nguyên nhân của tệ quan liêu, tham nhũng tạo nên nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của Đảng, sự sống còn của chế độ.
Chính vì vậy, Hồ Chí Minh rất coi trọng đạo đức cách mạng. Người viết:
"Cũng như sông thì có nguồn, mới có nước, không có nguồn thì cạn, cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo; người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo đƣợc nhân dân".
Trong điều kiện xây dựng nền kinh thế thị trường định hướng XHCN;
với nhiều biểu hiện tiêu cực nảy sinh nhƣ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cửa quyền, bè phái....trong các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Bên cạnh đó, các tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp, văn hóa nước ngoài có hiện tượng xâm nhập ồ ạt, ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa dân tộc Việt nam thì cần thiết phải xây dựng tiêu chuẩn đạo đức, lối sống của người cán bộ, công chức để đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.
- Về trình độ đào tạo
Trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là mức độ đạt đƣợc về bằng cấp và mức thành thạo ở tất cả các lĩnh vực lãnh đạo nhiệm vụ chính trị, quản lý nhà nước, tổ chức vận động các phong trào quần chúng nhân dân ở địa phương cấp cơ sở. Căn cứ vào đặc thù hoạt động và phạm vi lĩnh vực công tác, cán bộ, công chức cấp cấp xã cần có các loại trình độ sau:
Trình độ văn hóa;
Trình độ chuyên môn;
Trình độ lý luận chính trị;
Trình độ quản lý nhà nước;
Trình độ văn hóa của cán bộ, công chức là sự hiểu biết của cán bộ, công chức đối với những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội. Trình độ văn
25 hóa đƣợc biểu hiện thông qua các chỉ tiêu:
Số người có trình độ tiểu học.
Số người có trình độ trung học cơ sở.
Số người có trình độ trung học phổ thông.
Trình độ văn hóa là một chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lƣợng của cán bộ, công chức và có tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trình độ văn hóa cao tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn
Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết, khả năng thực hành về chuyên môn nào đó, nó biểu hiện trình độ được đào tạo ở các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học, có khả năng chỉ đạo quản lý một công việc thuộc một chuyên môn nhất định. Do đó trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức đƣợc đo bằng:
Tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ sơ cấp Tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ trung cấp Tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ cao đẳng
Tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ đại học, trên đại học.
Trình độ lý luận chính trị là mức độ đạt đƣợc trong hệ thống những kiến thức lý luận về lĩnh vực chính trị, lĩnh vực giành và giữ chính quyền, bao gồm các kiến thức về quyền lực chính trị, đảng phái chính trị, đấu tranh chính trị,… Hệ thống kiến thức này trang bị và củng cố lập trường giai cấp, lập trường quan điểm của Đảng lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam. Nó giúp cho mỗi cán bộ, công chức cấp cơ sở có quan điểm và lập trường đúng đắn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Trình độ lý luận chính trị đƣợc biểu hiện thông qua các chỉ tiêu:
Tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ lý luận chính trị sơ cấp Tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ lý luận chính trị trung cấp
26
Tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ lý luận chính trị cử nhân, cao cấp.
Trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đóng vai trò quan trọng trong công tác tổ chức hoạt động của bộ máy cấp xã, bao gồm các chỉ tiêu:
Số lượng cán bộ, công chức chưa qua bồi dưỡng về quản lý nhà nước Số lượng cán bộ, công chức đã qua bồi dưỡng về quản lý nhà nước
Tóm lại, đây là những tiêu chí cơ bản mà một người cán bộ, công chức nói chung hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhà nước trong hệ thống cơ quan nhà nước cần phải có để có thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình theo yêu cầu của vị trí công tác.
- Kỹ năng nghề nghiệp
Kỹ năng nghề nghiệp là năng lực vận dụng có hiệu quả những tri thức, cách làm việc để thực hiện những nhiệm vụ đƣợc giao. Nó phản ánh mức độ chuyên nghiệp hóa của cán bộ, công chức cấp cơ sở trong thực thi công vụ. Kỹ năng nghề nghiệp có thể chia thành kỹ năng chung, kỹ năng về nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng quản lý.
Kỹ năng chung: Là khả năng vận dụng các tri thức để có phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả; sử dụng các phương tiện phục vụ cho các hoạt động tác nghiệp hàng ngày của cán bộ, công chức. Chẳng hạn nhƣ kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng sử dụng máy tính, kỹ năng quan hệ, giao tiếp,...
Đây là các kỹ năng cần thiết cho mọi cán bộ, công chức cấp cơ sở.
Kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn: đây là khả năng vận dụng những kiến thức về Nhà nước, Pháp luật, những quy định cụ thể về các lĩnh vực chuyên môn trong quá trình thực hiện công vụ của cán bộ, công chức cấp cơ sở. Đối với 7 chức danh công chức chuyên môn cấp xã thì các kỹ năng này là đặc biệt quan trọng.
27
Kỹ năng lãnh đạo quản lý: là năng lực vận dụng những kiến thức về quản lý, điều hành của cán bộ, công chức trong công tác. Thể hiện ở hiệu quả, phạm vi tác động của công tác lãnh đạo, quản lý trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh ở xã, thị trấn. Đây là kỹ năng đặc biệt quan trọng đối với cán bộ chính quyền cấp xã.
- Đánh giá mức độ đảm nhận công việc của cán bộ, công chức cấp xã Đây là nhóm tiêu chí đánh giá năng lực thực thi nhiệm vụ của cán bộ công chức, phản ánh mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức và mức độ đảm nhận chức trách, nhiệm vụ của cán bộ công chức. Để đánh giá cán bộ công chức theo tiêu chí này, cần dựa vào kết quả thực hiện công việc của cán bộ công chức. Đánh giá thực hiện công việc là phương pháp, nội dung của quản trị nguồn nhân lực trong các tổ chức, cơ quan HCNN. Đánh giá thực hiện công việc, thực chất là xem xét, so sánh giữa thực hiện nhiệm vụ cụ thể của cán bộ công chức với những tiêu chuẩn đã đƣợc xác định trong bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn đánh giá hoàn thành công việc.
Kết quả đánh giá thực hiện công việc cho phép phân tích và đánh giá về chất lƣợng cán bộ công chức trên thực tế. Nếu nhƣ cán bộ công chức liên tục không hoàn thành nhiệm vụ mà không phải lỗi của tổ chức, thì có nghĩa là cán bộ công chức không đáp ứng được yêu cầu công việc. Trong trường hợp này, có thể kết luận chất lƣợng cán bộ công chức thấp, không đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao ngay cả khi cán bộ công chức có trình độ chuyên môn đào tạo cao hơn yêu cầu của công việc
- Cơ cấu của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
Khi đánh giá chất lƣợng về nguồn nhân lực của một tổ chức thì không thể thiếu chỉ tiêu phản ánh về cơ cấu của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.
Có nhiều cách phân chia cơ cấu khác nhau:
Cơ cấu theo chức năng
28 Cơ cấu theo quy mô địa bàn dân cƣ Cơ cấu theo diện tích tự nhiên
Cơ cấu theo quy mô sản xuất, kinh doanh
Riêng đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thường được đánh giá cơ cấu theo các chỉ tiêu sau:
Cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã theo độ tuổi Cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã theo giới tính Cơ cấu cán bộ công chức cấp xã theo dân tộc
Tóm lại: Một đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có chất lƣợng là đội ngũ có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có trình độ năng lực và có khả năng vận dụng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước một cách có hiệu quả nhất nhằm nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân tại địa phương góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
1.1.2.3. Nội dung nâng cao chất lượng cán bộ cấp xã, phường
* Khái niệm về nâng cao chất lượng cán bộ cấp xã phường
Theo từ điển Tiếng Việt thì nâng cao là làm tăng thêm. Nhƣ vậy, nâng cao chất lượng cán bộ công chức xã phường được hiểu là việc làm tăng thêm khả năng đáp ứng yêu cầu của các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực và khả năng thích ứng, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đƣợc giao của từng cán bộ, công chức phường xã thông qua các chủ trương, biện pháp, chính sách, công tác tổ chức, quản lý của nhà nước.
* Nội dung nâng cao chất lượng CBCC cấp xã, phường bao gồm:
- Chuẩn hóa về chức danh, cơ cấu, số lƣợng cán bộ, công chức.
Chuẩn hóa các chức danh:
Việc chuẩn hóa các chức danh, cơ cấu, số lƣợng của cán bộ công chức có ý nghĩa hết sức quan trọng và có ý nghĩa làm tiền đề quyết định cho việc
29
nâng cao chất lƣợng cán bộ công chức. Đây là cơ sở cho việc lựa chọn, tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển đối với cán bộ công chức nói chung và cán bộ công chức cấp xã nói riêng.
Chuẩn hóa chức danh nhằm đƣa ra các quy định tiêu chuẩn đối với cán bộ công chức đối với trình độ đào tạo về: văn hóa, chuyên môn; trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, các kỹ năng trong chuyên môn, quản lý… nhằm đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý nhà nước và xã hội. Tùy vào từng thời kỳ giai đoạn lịch sử khác nhau của đất nước mà có các quy định cụ thể khác nhau về tiêu chuẩn đối với các chức danh. Nâng cao chất lƣợng bằng việc chuẩn hóa các chức danh là việc đƣa ra các quy định, yêu cầu, tiêu chuẩn mới đối với trình độ văn hóa, chuyên môn, lý luận chính trị… đối với các chức danh.
Việc Trung ƣơng ban hành các quy định mới về tiêu chuẩn các chức danh một cách thống nhất, trên cơ sở đó, tùy tình hình thực tiễn của từng địa phương có thể vận dụng để đƣa ra những quy định của cấp mình nhằm nâng cao hơn chất lƣợng cán bộ công chức tại địa bàn mình nhƣng không đƣợc trái các quy định của pháp luật hiện hành. Đối với các đơn vị sử dụng cán bộ công chức, căn cứ vào các tiêu chuẩn về chức danh quy định để thực hiện các kế hoạch về rà soát, bố trí sử dụng, tuyển dụng, thay thế, đào tạo bồi dƣỡng, bổ nhiệm, luân chuyển, … đối với cán bộ, công chức đƣợc phân cấp quản lý.
Chuẩn hóa về số lượng, cơ cấu cán bộ công chức
Số lƣợng, cơ cấu cán bộ công chức có ý nghĩa quyết định đến khả năng hoàn thành các nhiệm vụ đƣợc giao. Việc quy định, bố trí số lƣợng cán bộ công chức hợp lý sẽ giúp cho công tác quản lý hiệu quả hơn, đảm bảo việc sử dụng các nguồn lực con người, tiền bạc, thời gian…một cách tiết kiệm nhất.
Tùy vào các đặc điểm, điều kiện về: tính chất, khối lƣợng công việc; điều kiện về địa bàn nhƣ vùng đô thị, nông thôn hay miền núi; số lƣợng dân cƣ, diện
30
tích địa bàn… mà có các quy định cụ thể về số lƣợng cán bộ công chức phù hợp để đảm bảo đƣợc công tác lãnh đạo, quản lý địa bàn có hiệu quả.
Cơ cấu cán bộ công chức đƣợc thể hiện qua các tiêu chí về tỷ lệ độ tuổi, giới tính, nam - nữ, dân tộc, thời gian công tác… việc bố trí cơ cấu cán bộ công chức phù hợp cũng sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức hoàn thành tốt nhiệm vụ và phát triển ổn định, bền vững. Về cơ cấu độ tuổi thông thường cơ cấu cán bộ có 3 độ tuổi khác nhau: trẻ (dưới 35 tuổi), trung niên (từ trên 35 tuổi đến dưới 45 tuổi) và già (trên 45 tuổi). Thế hệ trẻ thường phát huy được tính tiên phong, dám nghĩ dám làm; sáng tạo, nhanh nhạy, kịp thời tiếp thu với các kiến thức, thông tin mới; thế hệ trung niên vừa có kinh nghiệm vừa có tính chín chắn trong giải quyết công việc; thế hệ già thường có rất nhiều kinh nghiệm công tác nhiều nhưng thông thường có tâm lý bảo thủ, trì trệ, chậm đổi mới, tâm lý thường ngại va chạm và khả năng tiếp cận các thông tin mới hạn chế. Bố trí cơ cấu cán bộ hợp lý giữa các độ tuổi sẽ phát huy đƣợc các ƣu thế của thế hệ trẻ, kinh nghiệm của lớp người đi trước, giúp đỡ và bồi dưỡng, đào tạo đối với lớp người đi sau; đảm bảo được tính ổn định, kế thừa và phát triển của tổ chức. Cơ cấu giới tính Nam - Nữ phù hợp cũng sẽ tạo điều kiện cho tổ chức có điều kiện hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt hơn. Ở tổ chức có cơ cấu Nam nhiều hơn Nữ có thể có những lợi thế riêng về sức mạnh, khả năng nhanh nhạy … trong giải quyết công việc, đặc biệt là những công việc đòi hỏi vai trò của Nam giới nhƣ công việc nặng nhọc, độc hại, khó khăn, nguy hiểm… Ngƣợc lại ở những tổ chức có số lƣợng Nữ giới nhiều hơn Nam giới có thể có những lợi thế về sự tỷ mỷ, khéo léo, không đòi hỏi về sức khỏe… nhƣng sẽ gặp những khó nhăn về những công việc đặc thù của Nam giới. Ngoài ra sự bình đẳng giữa Nữ và Nam đang là một trong các mục tiêu phấn đấu của Nhà nước ta trên tất cả các lĩnh vực, kể cả trong các hoạt động quản lý nhà nước và xã hội. Do vậy việc bố trí cơ cấu Nam - Nữ phù hợp tùy