3.4. Các giải pháp nâng cao chất lượng CBCC cấp xã, phường ở thành phố Hà Tĩnh
3.4.3. Củng cố và hoàn thiện công tác quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, phường
* Đổi mới công tác quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã
Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ, công chức đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, đảm bảo nguồn kế cận, nguồn bổ sung đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài; đồng thời đây cũng là cơ sở cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và định hướng bố trí, sử dụng cán bộ trong tương lai. Để làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã trong điều kiện cải cách hành chính hiện nay cần phải quan tâm tới các giải pháp sau:
Thứ nhất, phải đánh giá đúng cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch. Đánh giá cán bộ trên các nội dung cơ bản sau: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực thực tiễn; uy tín; sức khỏe; chiều hướng, triển vọng phát triển.
Kết quả đánh giá cán bộ đƣợc sử dụng cho việc lựa chọn, giới thiệu cán bộ vào quy hoạch; trường hợp cán bộ có vấn đề mới phát sinh thì đánh giá, kết luận bổ sung.
Thứ hai, thực hiện phương châm "động" và "mở" trong xây dựng quy hoạch cán bộ; mở rộng phạm vi, đối tƣợng để chọn nguồn cán bộ đƣa vào quy hoạch. Mỗi chức danh cán bộ chuẩn bị 3 đến 4 cán bộ để quy hoạch, mỗi cán bộ có thể đƣợc quy hoạch từ 2 đến 3 chức danh và đảm bảo cơ cấu 3 độ tuổi ở từng chức danh; có tỷ lệ cán bộ trẻ, nữ thích hợp; kiên quyết khắc phục tình trạng nhiều cán bộ có cùng độ tuổi trong 1 chức danh quy hoạch nhằm đảm bảo xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. Thường xuyên rà soát, bổ sung, điều chỉnh theo sát sự phát triển của cán bộ; hằng năm, tổ chức rà soát, đƣa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không còn đủ tiêu chuẩn, điều
108
kiện, không có triển vọng phát triển hoặc uy tín thấp qua lấy phiếu tín nhiệm hằng năm; bổ sung vào quy hoạch những cán bộ có triển vọng phát triển.
Thứ ba, nâng cao chất lƣợng việc lựa chọn các đối tƣợng vào diện quy hoạch. Công tác quy hoạch phải đảm bảo công khai, dân chủ, đảm bảo các tiêu chuẩn về năng lực công tác, phẩm chất đạo đức và am hiểu về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của địa phương. Ưu tiên những người trẻ tuổi, có trình độ chuyên môn cao, quan tâm tới nữ giới trong diện quy hoạch. Đảm bảo nguồn cán bộ, công chức dồi dào, tạo thế chủ động về công tác cán bộ trong tương lai.
Thứ tư, công tác quy hoạch phải căn cứ vào tình hình thực tế của đội ngũ cán bộ, công chức hiện tại và yêu cầu, nhiệm vụ chỉ đạo, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương trong điều kiện hiện nay. Cần phải ưu tiên làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vì đây là những người có vị trí quan trọng, quyết định đến hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp xã phường.
Thứ năm, công tác quy hoạch cán bộ phải gắn chặt với công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ; đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ theo quy hoạch và lấy chất lƣợng, hiệu quả làm mục tiêu. Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
* Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
Bước tiếp sau của công tác quy hoạch cán bộ, công chức là công tác đào tạo, bồi dưỡng. Đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dƣỡng là trang bị những kiến thức, kỹ năng quản lý điều hành, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức cấp xã hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
109
Trong thời gian qua thành phố Hà Tĩnh cũng đã quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công chức cấp xã nhƣng kết quả đạt đƣợc chƣa cao.
Trong thời gian tới thành phố cần phải đổi mới công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức theo hướng sau:
Thứ nhất, việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã phải theo quy hoạch, kế hoạch gắn với việc sử dụng. Thực hiện tốt nội dung này sẽ đạt đƣợc hai mục tiêu: Một là tránh đƣợc lãng phí trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng, khắc phục tình trạng “Người đi học thì không được làm, người đi làm thì không đƣợc học”. Hai là, đào tạo, bồi dƣỡng gắn với quy hoạch, kế hoạch sẽ gắn với mục đích sử dụng nguồn nhân lực này. Điều này sẽ tạo ra động lực khuyến khích cán bộ, công chức nhiệt tình, hăng say học tập vì họ biết những kiến thức đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng sẽ đƣợc vận dụng, họ sẽ đƣợc trọng dụng vào một vị trí công tác mới hay đơn giản là họ đƣợc sử dụng các kiến thức mình đƣợc trang bị vào mục đích nhất định.
110
Bảng 3.1. Tổng hợp một số chức danh cán bộ phường xã cần đƣợc đào tạo, chuẩn hóa trong thời gian tới
Đơn vị tính: người.
TT Chức danh Tổng số
Tuổi
Cần đào tạo, chuẩn hóa
về chuyên môn
Cần đào tạo, chuẩn hóa về chính trị
Số không đủ điều kiện ĐT, chuẩn hóa
<35
Trên 55 tuổi (nam), 50 tuổi (nữ)
Tổng số
Trên 55 tuổi
(nam), 50 tuổi (nữ)
Tổng số
Trên 55 tuổi
(nam), 50 tuổi (nữ)
Tổng số
Trên 55 tuổi (nam), 50 tuổi (nữ)
1 Bí thƣ đảng ủy 4 1 3 0 0 1 0 1 1
2 Phó BT đảng ủy 8 3 5 1 0 1 0 3 3
3 Chủ tịch HĐND 4 2 2 1 0 1 0 1 1
4 Chủ tịch UBND 4 2 2 1 0 1 0 0 0
5 Phó CTHĐND 5 2 3 2 2 3 1 2 2
6 Phó CTUBND 5 3 2 2 1 3 0 1 1
7 Chủ tịch MT 11 0 11 7 4 3 0 2 2
8 Bí thƣ ĐTN 12 11 1 6 1 8 1 0 0
9 Chủ tịch HPN 8 4 4 4 1 3 1 3 3
10 Chủ tịch HND 8 4 4 5 2 2 0 2 2
11 Chủ tịch CCB 11 1 10 5 3 3 1 5 5
Ghi chú: Thời điểm tính tuổi đến 30/6/2014 (Nguồn Ban tổ chức Thành ủy)
111
Thứ hai, đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo bồi dƣỡng. Kết hợp hài hòa các hình thức đào tạo đối với các loại đối tƣợng.
Chương trình đào tạo phải kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Tăng thời gian về truyền thụ kiến thức chuyên môn đối với công chức cấp xã, quan tâm nâng cao kỹ năng quản lý điều hành, kinh nghiệm lãnh đạo chỉ đạo của cán bộ chuyên trách. Nội dung đào tạo phải phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học, nâng cao năng lực thực tiễn, xử lý tốt các vấn đề, tình huống xảy ra. Nội dung vừa đảm bảo những lý luận cơ bản vể quản lý kinh tế xã hội, vừa sát với tình hình chỉ đạo, quản lý, điều hành ở cơ sở. Đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng lấy người học là trung tâm, lấy chất lượng, hiệu quả làm mục tiêu hàng đầu, thay đổi cách học truyền thống, nặng nề mà không hiệu quả là giảng viên thuyết trình, học viên nghe và chép bài; áp dụng các phương pháp hiện đại nhƣ máy chiếu vào dạy học, phát huy tính độc lập, chủ động sáng tạo, tự nghiên cứu của học viên, tăng cường các buổi đi thực tế, học nhóm giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau....
Đối với cán bộ trẻ trong diện quy hoạch lâu dài nên cho đi học tập trung, chính quy ở các trường trong tỉnh và trung ương. Đối với cán bộ, công chức có tuổi nên áp dụng hình thức đào tạo tại chức, bồi dƣỡng ngắn hạn. Ngoài ra cần kết hợp với các hình thức khác nhƣ tập huấn, hội thảo, tọa đàm...để cập nhập kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện các kỹ năng diễn thuyết, giải trình tốt các tình huống phát sinh thực tế.
Thứ ba, bồi dƣỡng, đào tạo muốn đạt đƣợc chất lƣợng cao thì cần phải có hệ thống tài liệu, giáo trình đầy đủ, đội ngũ giảng viên vừa có kiến thức chuyên sâu, vừa có kiến thức thực tế, cơ sở vật chất phải đáp ứng yêu cầu cho việc học tập. Nếu đƣợc tạo điều kiện thuận lợi về điều này thì chất lƣợng của đào tạo, bồi dƣỡng sẽ tăng lên đáng kể vì thực tế hiện nay việc trang bị tài liệu học tập, cơ sở vật chất kỹ thuật cho cán bộ, công chức vẫn còn hạn chế, đội
112
ngũ giảng viên đạt yêu cầu trên không nhiều tại các trường chính trị thành phố và tỉnh.
Thứ tư, chế độ đối với người đi học. Ngoài tiền học phí, tài liệu được đài thọ thì thành phố cũng cần hỗ trợ thêm kinh phí một cách phù hợp để xoá bỏ tâm lý lo sợ tốn kém cho người đi học vì ngoài khoản được đài thọ, họ còn phải tự trang trải về tiền đi lại, sinh hoạt… mà đôi khi các khoản tiền này khá lớn so với mức lương của họ. Mặc dù tiền lương hiện nay của cán bộ, công chức nói chung đã được tăng lên nhiều so với trước kia nhưng so với mức giá cả tăng nhanh nhƣ hiện nay thì họ vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ năm, cần có sự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập thông qua việc kiểm tra, đánh giá công việc hoạt động thực tiễn của người được đi đào tạo, bồi dƣỡng để từ đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của chúng để nâng cao chất lƣợng, công tác đào tạo, bồi dƣỡng.
Ngoài ra, Nhà nước nên quy định trách nhiệm học tập nâng cao trình độ về mọi mặt đối với cán bộ, công chức cơ sở là một nhiệm vụ bắt buộc định kỳ, thường xuyên.
3.4.4. Đổi mới chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức cấp xã, phường