khai minh bạch, khách quan, lấy kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao làm căn cứ, thước đo chủ yếu. Chỉ đạo rà soát, sắp xếp lại một số chức danh cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ hiện tại, không để kéo dài những cán bộ hạn chế về năng lực trình độ đảm nhiệm chức vụ quá khả năng của họ, hạn chế sự phát triển của địa phương.
- Tạo bước chuyển biến cơ bản về công tác luân chuyển CCHC Nhà nước ở Thủđô Viêng Chăn trên địa bàn toàn Thủđô, từng bước tiến hành việc luân chuyển cán bộ Thủđô xuống các huyện, từ các huyện lên Thủđô.
- Phát huy vai trò Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong tham gia nâng cao năng lực CCHC Nhà nước ở Thủ đô Viêng Chăn, với các hình thức, phương pháp đa dạng phong phú.
Triển khai mạnh mẽ việc tổ chức phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đối với hoạt động của CCHC Nhà nước ở Thủđô Viêng Chăn. Xây dựng cơ chếđể Mặt trận và các đoàn thể thực hiện tốt chức năng giám sát phản biện xã hội.
- Coi trọng việc sơ kết, tổng kết về nâng cao năng lực CCHC Nhà nước ở Thủ đô Viêng Chăn trong từng khoảng thời gian nhất định, chỉ rõ những ưu điểm, nhất là những khuyết điểm và phải xác định cho được nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thểđối với từng vấn đề cụ thể.
3.3. Quan điểm nâng cao năng lực công chức hành chính Nhà nước Thủ đô Viêng Chăn Viêng Chăn
Thứ nhất, nâng cao năng lực công chức hành chính Nhà nước phải xuất phát từ quan điểm, đường lối của Đảng.
Xây dựng đội ngũ công chức vững mạnh toàn diện là nhằm để thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng. Xuất phát từ một vấn đề có tính chất nguyên lý: căn cứ từ yêu cầu công việc để đặt tổ chức, từ yêu cầu của tổ chức để chọn và sắp xếp con người. Do đó, công tác tổ chức cán bộ nói chung và việc nâng
cao năng lực đội ngũ công chức nói riêng phải xuất phát từ quan điểm và đường lối của Đảng bao gồm đường lối chính trị, đường lối kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và quan điểm, nguyên tắc về công tác tổ chức, công tác cán bộ của Đảng: Đảng thống nhất nguyên tắc lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của tổ chức và cá nhân người đứng đầu các tổ chức chính trị về công tác cán bộ. Nói một cách khác, đội ngũ công chức là sản phẩm của đường lối chính trị và đường lối tổ chức của Đảng.
Mặt khác, đội ngũ công chức Nhà nước là lực lượng nòng cốt, tiên phong thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng, biến đường lối, nghị quyết của Đảng thành hiện thực. Hay nói cách khác, CCHC Nhà nước là lực lượng thực thi nhiệm vụ đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, thông qua việc thực hiện chức năng quyền lực của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp. Do vậy, việc xây dựng, phát triển và nâng cao năng lực CCHC Nhà nước chính là xuất phát từ yêu cầu nhằm thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng và phải lấy quan điểm, đường lối của Đảng làm cơ sở.
Thứ hai: Nâng cao năng lực đội ngũ công chức hành chính Nhà nước theo hướng chuyên nghiệp hoá, dựa trên cơ sở yêu cầu của công việc.
Nâng cao năng lực đội ngũ CCHC Nhà nước phải được thực hiện theo hướng chuyên nghiệp hoá, phải xây dựng được đội ngũ CCHC Nhà nước có tính chuyên nghiệp cao, có đủ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo để thực thi công vụ.
Cũng giống như một công việc bất kỳ, công việc của CCHC Nhà nước trước hết đòi hỏi người thực hiện nó phải có được những hiểu biết, kỹ năng và năng lực nhất định. Đó là những tiêu chuẩn cần thiết phải có để có thể thực hiện thành công công việc, nói cách khác là công chức phải đạt được năng lực tương xứng để làm việc. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức phải căn cứ vào những yêu cầu của công việc để tuyển dụng công chức, đào tạo và bồi dưỡng công chức; chứ không phải vì những con người cụ thể mà bố trí sử dụng vào công việc; mà phải xuất phát từ yêu cầu, từđòi hỏi của công việc để tuyển chọn, sắp xếp con người đủ các điều kiện thực thi nhiệm vụđó.
Nâng cao năng lực CCHC Nhà nước phải được thực hiện trên cơ sở của phân tích công việc, lấy mục tiêu đủ năng lực để hoàn thành công việc làm mục tiêu nâng cao năng lực CCHC Nhà nước.
Thứ ba: Nâng cao năng lực công chức hành chính Nhà nước phải đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp.
Trình độ chuyên môn là điều kiện vô cùng quan trọng để có thể thực hiện thành công công việc, đạt được mục tiêu của tổ chức là yêu cầu bắt buộc phải có đối với đội ngũ công chức. Tuy nhiên lao động của CCHC Nhà nước là một loại lao động đặc biệt, một quyết định do cơ quan hành chính Nhà nước ban hành, có tác dụng rất lớn đến hoạt động khác nhau của đời sống xã hội. Do vậy, hoạt động của họ không chỉ ảnh hưởng đến việc thực hiện công việc của cơ quan đó mà còn ảnh hưởng đến chất lượng của nền hành chính nhà nước, đến phát triển kinh tế - xã hội và thể diện quốc gia.
Chính vì vậy, cùng với chuyên môn nghiệp vụ cao, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với đội ngũ CCHC Nhà nước được đặt ra một cách mạnh mẽ và đòi hỏi phải được đáp ứng với những nỗ lực cao nhất.
Thứ tư: Nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức hành chính Nhà nước là một quá trình liên tục được thực hiện đồng bộ từ khâu tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo và sử dụng.
Năng lực đội ngũ công chức phụ thuộc không chỉ vào một yếu tố hay một giai đoạn nào trong thời gian công tác của họ, mặt khác chất lượng của đội ngũ công chức phải luôn gắn với việc thực hiện các công việc của tổ chức trong các thời kỳ tồn tại và phát triển của tổ chức. Chính vì thế việc nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức phải luôn được quan tâm thực hiện ngay từ khi họ bắt đầu tham gia tổ chức và cả trong suốt thời gian làm việc trong tổ chức.
Việc nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức có thểđược thực hiện thông qua nhiều hình thức, biện pháp sát thực. Phải được tiến hành ngay từ khâu tuyển dụng với những hình thức thi tuyển nghiêm túc theo quy trình thống nhất trên cơ sở tiêu chuẩn hợp lý. Tiếp theo đó là cả quá trình đào tạo sau công vụ, để tiếp tục trang
bị những kỹ năng, những kiến thức mới; đồng thời làm tốt việc sắp xếp, sử dụng đúng có hiệu quảđội ngũ công chức.
Thứ năm: Nâng cao năng lực công chức hành chính Nhà nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị và từng công chức trong bộ máy hành chính Nhà nước.
Nâng cao năng lực CCHC Nhà nước đi cùng với xây dựng hệ thống tổ chức và công việc một cách hợp lý. Mục tiêu cuối cùng của việc nâng cao năng lực CCHC Nhà nước cấp tỉnh là để thực hiện thành công các công việc mà các cơ quan QLNN các cấp phải thực hiện, chính vì lẽđó mà yêu cầu đối với một hệ thống công việc được xây dựng và bố trí một cách hợp lý và có chất lượng được đặt ra. Hệ thống công việc hợp lý và có chất lượng có mối quan hệ khá chặt chẽđối với việc nâng cao các kỹ năng, hiểu biết và năng lực của CCHC Nhà nước. Với một hệ thống công việc tốt, việc xác định các kỹ năng, năng lực, hiểu biết được xác định chính xác hơn, người công chức được trang bị, bổ sung những gì thực sự cần thiết. Hệ thống công việc hợp lý còn giúp họ có điều kiện vận dụng hiệu quả các kiến thức, kỹ năng được trang bị.
Nâng cao năng lực CCHC Nhà nước không chỉ là trách nhiệm của ngành nội vụ mà là trách nhiệm của mọi tổ chức, cơ quan, đơn vị và của từng cá nhân công chức. Trong đó, người đứng đầu đơn vị phải có trách nhiệm thường xuyên chăm lo xây dựng và nâng cao năng lực đội ngũ CCHC Nhà nước trong hệ thống mình phụ trách. Đồng thời phải huy động trách nhiệm và sức mạnh của mọi tổ chức chính trị, xã hội, mọi thành viên trong việc tham gia quản lý, giám sát, đóng góp ý kiến với mọi hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước nói chung và hoạt động của CCHC Nhà nước nói riêng. Nâng cao năng lực công chức còn là trách nhiệm của bản thân từng công chức, từng công chức phải xác định trách nhiệm và quyết tâm học tập, rèn luyện để nâng cao năng lực chuyên môn, rèn luyện tác phong làm việc và đạo đức nghề nghiệp của chính bản thân.