Bộ máy hành chính và quy mô về công chức hành chính Nhà nước tạ

Một phần của tài liệu Năng lực công chức hành chính nhà nước cấp tỉnh Nghiên cứu tại Thủ đô Viêng Chăn (Trang 91)

đô Viêng Chăn

2.2.1. Bộ máy hành chính Nhà nước tại Thủ đô Viêng Chăn

Việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương tuỳ thuộc vào bản chất của mỗi kiểu nhà nước. Ở CHDCND Lào, việc phân chia vùng lãnh thổ của đất nước thành các tỉnh và đơn vị hành chính nhà nước trực thuộc Trung ương là nhằm mục đích thực hiện thuận tiện các chức năng thống trị và chức năng xã hội của Nhà nước, tạo điều kiện cho mọi công dân được tham gia vào công việc của nhà nước và trực tiếp thực hiện quyền lực của mình. Ở CHDCND Lào, cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức theo hệ thống tập trung, thống nhất và được phân chia thành cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và cơ quan hành chính nhà nước ởđịa phương.

Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương hay còn gọi là chính quyền địa phương được tổ chức quản lý theo lãnh thổ hành chính, Theo Điều 2 của Luật Hành chính địa phương của CHDCND Lào năm 2003 thì: chính quyền địa phương là sự

quản lý điều hành của hành chính nhà nước ở nước CHDCND Lào, chính quyền địa phương gồm có 3 cấp như: chính quyền cấp tỉnh, chính quyền cáp huyện và chính quyền cấp bản- làng [13].

Theo quy định trên, ở địa phương gồm có tỉnh, huyện và bản-làng. Tỉnh là một địa bàn chiến lược rất quan trọng đối với quốc gia - dân tộc, bởi vì tỉnh có cấu trúc tương đối đầy đủ như Trung ương, nếu có một tỉnh phản lại chính quyền nhà nước trung ương thì ít hay nhiều cũng có ảnh hưởng tới chếđộ chính trị, kinh tế - xã hội của quốc gia dân tộc đó. Ngược lại, nếu tỉnh luôn luôn phát huy mặt tích cực sẽ thúc đẩy cho quốc gia - dân tộc phát triển và tồn tại bền vững. Đồng thời tỉnh cũng là một địa bàn, trên đó hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý, bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa ngành và lãnh thổ theo sự phân bố chung của Trung ương và phù hợp với thế mạnh của địa phương. Tỉnh là địa bàn trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có sự quản lý của chính quyền địa phương. Theo Điều 6 Luật Hành chính địa phương Lào năm 2003 thì: Tỉnh là địa

bàn của chính quyền địa phương bao gồm nhiều huyện và thành thị…

Chính quyền cấp tỉnh là cấp chính quyền cao nhất ởđịa phương, chính quyền cấp tỉnh ở CHDCND Lào là một trong những mắt xích cơ bản của mối liên hệ giữa nhân dân địa phương với nhà nước cấp trên; là trung tâm tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, các quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời cũng là trung tâm điều hòa, phối hợp hoạt động của tất cả các ngành, các cơ quan nhà nước thuộc địa phương đóng trên lãnh thổ của tỉnh.

Bộ máy chính quyền cấp tỉnh ở CHDCND Lào là một đơn vị hành chính chiến lược của đất nước, là cơ quan quyền lực nhà nước đại diện cho các cơ quan nhà nước ở Trung ương đóng tại địa phương, đồng thời chính quyền cấp tỉnh cũng là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân với trách nhiệm xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý theo sự phân bố chung của Trung ương, phù hợp với thế mạnh của địa phương mình, đồng thời bộ máy chính quyền cấp tỉnh có trách nhiệm trước nhân dân ở địa phương và cấp trên trong việc bảo đảm thi hành quản lý kinh tế, văn hóa, chính trị, an ninh - quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân, hoàn thành nhiệm vụ mà nhà nước giao cho. Trong khuôn khổ thực hiện chức năng của mình, chính quyền cấp tỉnh là hoạt động sáng tạo nhằm quản lý có hiệu quả các vấn đề địa phương, phù hợp với đặc điểm địa phương, hoạt động quản lý các vấn đềđịa phương do các cơ quan chuyên môn của địa phương thực hiện.

Bộ máy chính quyền cấp tỉnh của nước CHDCND Lào là một chính thể thống nhất, được tạo thành bởi các cơ quan nhà nước, trong đó có cả cơ quan chuyên môn thường trực ở tỉnh, bộ máy chính quyền cấp tỉnh được tổ chức quản lý theo lãnh thổ hành chính để thống nhất với tổ chức bộ máy chính quyền cấp Trung ương, ở địa phương cũng được củng cố lại về bộ máy. Theo Hiến pháp năm 1991 của Lào thì chính quyền địa phương ở CHDCND Lào gồm có 3 cấp: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp bản - làng.

- Cấp tỉnh có tỉnh trưởng, thành trưởng; phó tỉnh trưởng, phó tỉnh thành. - Cấp huyện có huyện trưởng, phó huyện trưởng.

Chính phủ giao trách nhiệm cho cơ quan hành chính địa phương quản lý lãnh thổ, tài nguyên, thiên nhiên và nhân dân để bảo vệ và xây dựng phát triển địa phương mình.

Như vậy, bộ máy chính quyền cấp tỉnh là cơ quan quản lý hành chính địa phương, là đơn vị hành chính chiến lược, là cơ quan quyền lực nhà nước ở tỉnh. Đồng thời, bộ máy chính quyền cấp tỉnh còn là trung tâm điều hành quản lý phối hợp hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nước Trung ương đóng trên lãnh thổ mình.

Điều 7 Luật Hành chính địa phương năm 2003 của Lào quy định: bộ máy chính quyền địa phương có vai trò quản lý điều hành về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng và sử dựng nhân sự, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, an ninh - quốc phòng, giữ gìn trật tự xã hội trong địa phương mình và thực hiện quan hệ hợp tác quốc tế do Chính phủ giao cho [13].

Tóm lại: bộ máy chính quyền cấp tỉnh, thành ở CHDCND Lào cơ quan quản lý hành chính về mặt chính trị, kinh tế - xã hội, xây dựng và sử dụng nguồn nhân lực, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, an ninh - quốc phòng, giữ gìn trật tự xã hội trong địa phương mình, thực hiện quan hệ hợp tác quốc tế do Chính phủ giao cho. Cơ quan chính quyền tỉnh, thành có tỉnh trưởng, thành trưởng là người đứng đầu cơ quan chính quyền cấp tỉnh, thành, là người đại diện và chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc tổ chức thực hiện sự quản lý hành chính nhà nước ởđịa phương. Đồng thời, chính quyền cấp tỉnh là trung tâm tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, các quyết định của Nhà nước cấp trên, là trung tâm điều hòa phối hợp hoạt động của tất cả các ngành, cơ quan nhà nước Trung ương đóng trên lãnh thổ của mình.

Việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc văn phòng chính quyền cấp tỉnh phải bảo đảm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của cấp tỉnh và sự thống nhất, thông suốt, quản lý ngành, lĩnh vực công tác từ Trung ương đến cơ sở; tinh gọn, hợp lý, hiệu lực, hiệu quả, tổ chức sở quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; không nhất thiết ở Trung ương có bộ, cơ quan ngang bộ thì cấp tỉnh có tổ chức tương ứng.

Đồng thời, phải đảm bảo phù hợp với điều kiện tự nhiên, dân số, tình hình phát triển kinh tế-xã hội của từng địa phương và yêu cầu cải cách hành chính Nhà nước; không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn với các tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộđặt tại địa phương.

Sở là cơ quan thuộc Văn phòng chính quyền cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp văn phòng chính quyền cấp tỉnh quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực ởđịa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Văn phòng chính quyền cấp tỉnh, Tỉnh trưởng.

Sở có nhiệm vụ trình Văn phòng chính quyền cấp tỉnh dự thảo quyết định, chỉ thị; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính Nhà nước về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước được giao. Sở có nhiệm vụ trình Tỉnh trưởng dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt thuộc thẩm quyền ban hành của Tỉnh trưởng.

Ngoài ra, Sở còn giúp văn phòng chính quyền cấp tỉnh quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ thuộc các lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý đối với cơ quan chuyên môn thuộc văn phòng chính quyền cấp huyện và chức danh chuyên môn thuộc bản - làng; quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, phòng chuyên môn nghiệp vụ, chi cục và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở theo hướng dẫn chung của bộ quản lý ngành, lĩnh vực và theo quy định của văn phòng chính quyền cấp tỉnh....

2.2.2. Yêu cầu về nâng cao năng lực đối với công chức hành chính Nhà nước tại Thủ đô Viêng Chăn Thủ đô Viêng Chăn

Với góc nhìn tới tương lai (2011-2020) xây dựng nền hành chính hiện đại trong bối cảnh đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bối cảnh đó vừa tạo lập điều kiện, vừa đặt ra yêu cầu cho việc xây dựng đội

ngũ công chức chuyên nghiệp của thủ đô Viêng Chăn - nhân tố quyết định của nền hành chính hiện đại. Từ đó đặt ra yêu cầu đối với công chức hành chính thủ đô Viêng Chăn như sau:

- Công chức hành chính Nhà nước phải tuyệt đối trung thành, trung thực đối với Đảng, Nhà nước và dân.

- Công chức hành chính Nhà nước trước hết là công dân gương mẫu, không chỉ có tự hào dân tộc cao mà còn tự hào là “người Nhà nước”.

- Tính kỷ cương, kỷ luật rất nghiêm và có văn hoá quản lý Nhà nước tới một cấp độ nhất định.

- Tinh thông nghiệp vụ, với yêu cầu tinh thông nghiệp vụ chính của chức danh mình được giao, đồng thời hiểu rõ một số nghiệp vụ hữu quan.

Các kỹ năng thuần thục để thực thi các nghiệp vụ đó. Với từng chức danh, công chức phải nắm vững các kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng làm việc với con người và kỹ năng lý luận tương ứng.

Theo Nghị định số 461/CP ngày 09/10/2012 về tiêu chuẩn công chức Nhà nước bổ sung vào các chức vụ công chức áp dụng và thực hiện cho công chức thuộc các cơ quan hành chính, địa phương và các toàn thể quần chúng nằm trong Nghị định số 82/CP ngày 19/5/2003 về nội quy công chức nước CHDCND Lào và Nghị định số 99/CP ngày 23/06/2008 về phân loại công chức nước CHDCND Lào theo chức. Đây là tiêu chuẩn chung đề thực hiện trong việc qurn lý công chức Nhà nước của CHDCND Lào, cụ thể như sau:

- Về trình độ lý luận chính trị:

Có hiểu biết sâu sắc về lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng, các quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước và khả năng vận dụng vào thực tiễn của từng địa phương, đơn vị. Có thế giới quan khoa học, niềm tin tư tưởng vững chắc, biết đánh giá đúng đắn các hiện tượng và quá trình xã hội đang diễn ra theo quan điểm, đường lối của Đảng.

Có kiến thức văn hoá phải đủ rộng, tổng hợp, trước hết là kiến thức tổng hợp về lĩnh vực chính trị - xã hội, kiến thức về giáo dục con người. Hiểu biết về thế giới hiện

đại, vềđất nước con người Lào, về truyền thống văn hoá và lịch sử của quê hương. Công chức giữ chức vụ từ Tổ trưởng, Phó phòng đến Trưởng phòng thuộc huyện và tương đương cần được đào tạo lý luận chính trị ít nhất là cơ bản. Từ Phó phòng đến Trưởng phòng thuộc trong Bộ cần được đào tạo lý luận chính trị trung cấp. Từ Phó giám đốc sở, Phó chủ tịch huyện, ban ngành thuộc trong tỉnh, Thủđô; Vụ phó đến Giám đốc sở, ban ngành thuộc trong tỉnh, Thủ đô; Chủ tịch huyện, Vụ trưởng, Trợ lý Bộ trưởng và tương đương cần được đào tào lý luận chính trị cao đẳng trở lên.

- Về phẩm chất đạo đức:

Có đạo đức và lối sống lành mạnh, giàu lòng nhân ái, gần gũi với nhân dân, tôn trọng tập thể, thẳng thắn và quyết đoán, biết quy tụ và đoàn kết mọi người. Có trách nhiệm cao trong công tác, nói đi đôi với làm. Biết phát hiện cái mới, cổ vũ cái mới phát triển và kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, các hiện tượng tiêu cực, lạc hậu cản trở quá trình phát triển đi lên của đất nước.

- Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

Được đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ trên cương vị mà bản thân được phân công phụ trách, yêu cầu đối với công chức chủ trì phải được đào tạo chính quy, có hệ thống. Có phong cách làm việc khoa học, dân chủ và có khả năng đối thoại với nhân dân. Hiểu biết về tâm lý và nguyện vọng của nhân dân. Có văn hoá cao trong ứng xử, giao tiếp, có nghệ thuật thuyết phục nhân dân tham gia vào các phong trào hành động cách mạng cụ thể.

Có năng lực sử dụng, khai thác các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ hoạt động lãnh đạo, quản lý. Có trình độ ngoại ngữ nhất định để có thể giao tiếp, tham khảo các tài liệu nước ngoài nhằm nâng cao trình độ thuộc về lĩnh vực nghề nghiệp của mình.

Có năng lực tham mưu, giúp cấp uỷ hướng dẫn, triển khai, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Trung ương, các nghị quyết, chủ trương của Thủđô trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

thuộc lĩnh vực mình được phân công phụ trách. Có khả năng nắm bắt, hướng dẫn dư luận xã hội, phát hiện, lý giải những khuynh hướng tư tưởng phát sinh trong đời sống xã hội và trong các tầng lớp dân cư.

Các công chức từ chuyên viên đến Giám đốc sở, ban ngành thuộc tỉnh, Thủđô; Chủ tịch huyện, Vụ trưởng, Trợ lý Bộ trưởng và tương đương phải được đào tạo chuyên môn từ trung cấp trở lên. Ngoài ra, được đào tạo, bồi dưỡng các chương trình quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, tin học và ngoại ngữ.

- Về tuổi đời:

Tuổi đời khi được đề bạt lần đầu nói chung là dưới 50 tuổi; trong một số trường hợp đặc biệt thì tuổi đời khi được đề bạt lần đầu không quá 55 tuổi

- Về sức khoẻ:

Có sức khoẻ tốt, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.

2.2.3. Quy mô công chức hành chính Nhà nước Thủ đô Viêng Chăn

Đội ngũ CCHC Nhà nước Thủ đô Viêng Chăn được hình thành từ nhiều nguồn sau khi giản phóng đất nước. Công chức của Thủđô từng bước trưởng thành và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Hàng năm, số lượng công chức càng ngày càng tăng lên, những số lượng đó được bổ sung vào các cơ quan, sở, ban ngành theo sự phát triển và yêu cầu của chính phủ. Đặc biết là Thủ đô Viêng Chăn là trung tâm hàng đầu về văn hóa, kinh tế và chính trị với đặc thủ riêng làm cho đội ngũ công chức tạo Thủ đô đa dạng và phát triển nhành hơn các tỉnh trong nước CHDCND Lào.

Nguồn: Sở Nội vụ Thủ đô Viêng Chăn

Biểu đồ 2.1: Diễn biến số lượng công chức hành chính Nhà nước của Thủ đô Viêng chăn từ 2005 - 2013

Năm 2005, tổng biên chế của CCHC ở Viêng Chăn là 11.575 người trong đó nam là 7.920 người (68,42%) và nữ là 3.655 người (31,58%), đến năm 2013 số CCHC tăng lên 21.085 người (trong đó nam chiếm 72,67% và nữ là 28,33%) tăng 9.510 người (82,4%) so với năm 2005. Như vậy, CCHC Nhà nước của Viêng Chăn có số lượng lớn. Từ năm 2005 đến năm 2013, số CCHC Nhà nước của Thủ đô lại

Một phần của tài liệu Năng lực công chức hành chính nhà nước cấp tỉnh Nghiên cứu tại Thủ đô Viêng Chăn (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)