Các giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức mạng lưới bán hàng của chi nhánh công ty TNHH SX TPCN Bảo Long tại Hà Nội (Trang 63)

- Tiết kiệm chi phí cho đội ngũ nhân viên bán hàng Phát triển đội ngũ có trình độ chuyên sâu và năng

4.3.3Các giải pháp hỗ trợ

a. Về lực lượng bán hàng của công ty

Con người là nguồn lực vô giá trong mọi hoạt động của công ty, trong quản trị bán hàng và tổ chức mạng lưới bán hàng cũng vậy. chính vì vậy mà công ty cần phải có một tập thể nhân viên đoàn kết, có năng lực, trình độ. Để có được đội ngũ nhân viên như vậy đòi hỏi công ty phải làm tốt các vấn đề liên quan tới quản trị nhân sự như tuyển dụng, đào tạo, bố trí sử dụng và đãi ngộ nhân sự. Dưới đây là một số biện pháp mà công ty có thể thực hiện:

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân viên quản lí và lực lượng bán hàng cả về trình độ chuyên môn và kĩ năng dưới hình thức đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn tùy theo yêu cầu của công việc.

- Cần nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn lao động nhằm xác định được một đội ngũ nhân viên có đủ năng lực, trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức đáp ứng dược công việc.

- Công ty nên có chế độ đãi ngộ động viên nhân viên kịp thời theo đúng năng lực của nhân viên và xử lí nghiêm minh các vi phạm. Công ty cần có chế độ đề bạt, thăng tiến cho nhân viên thích hợp, có thể vượt cấp nếu nhân viên có năng lực thực sự để họ có điều kiện phát triển và đóng góp cho công ty.

b. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu các tập khách hàng, nghiên cứu thị trường của công ty.

* Nghiên cứu tập khách hàng

Khách hàng là nhân tố chi phối mọi hoạt động của công ty. Mọi nỗ lực hoạt động của công ty đều hướng tới tác động vào khách hàng trên cơ sở thoả mãn các nhu cầu của họ. Công ty có khách hàng là công ty có thị trường. Khách hàng đến với công ty

càng nhiều thì thì doanh thu mà công ty đạt được cũng tăng lên, điều này đồng nghĩa với việc thị trường càng ổn định và phát triển. Có thể nói khách hàng là một nhân tố có vại trò cực kỳ quan trọng đối với việc giữ vững và phát triển thị trường của doanh nghiệp.

Trước khi cung ứng sản phẩm cho khách hàng và xâm nhập thị trường mới, công ty phải đi tìm hiểu và phân tích nhu cầu của khách hàng để nắm bắt được nhu cầu đó cần đáp ứng đến đâu và khả năng cung ứng của công ty. Từ những kết quả thu được, công ty tiến hành xây dựng cơ cấu mặt hàng và các giải pháp hợp lý tiến hành cung ứng cho khách hàng.

* Nghiên cứu thị trường bằng cách lập phòng marketing chuyên trách

Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt trước tình hình đó việc nghiên cứu thị trường là rất cần thiết. Công ty cần đưa ra nhiều biện pháp nhằm nghiên cứu mở rộng thị trường, để đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ. Cụ thể như:

- Thu thập những thông tin phản hồi - Tập trung xử lý thông itn

- Xác định cung cầu giá cả về sản phẩm của mình.

- Cùng hàng loạt các chính sách marketing khác, tạo điều kiện mở rộng thị trường.

Trên thực tế, khi bước vào cơ chế thị trường, đối với công tác nghiên cứu thị trường, tiêu thụ sản phẩm, công ty chưa có một bộ phận chức năng chuyên trách nào. Vì thế, cần có một phòng marketing chuyên trách để thực hiện công tác này. Việc lập phòng Marketing chuyên trách thể hiện quy mô của doanh nghiệp tăng lên, doanh nghiệp cần lập phòng Marketing để nghiên cứu sâu hơn về thị trường, về khách hàng của công ty.

Phòng Marketing là nơi thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu cũng nhu cầu và mong muốn của khách hàng trên những khu thị trường đã được xác định rõ ràng là nơi doanh nghiệp thấy được khách hàng cần gì? Số lượng bao nhiêu? Và chất lượng thế nào?

Phòng marketing thành lập sẽ tiếp cận và thực hiện những công việc trong hoạt động nghiên cứu, mở rộng thị trường, cụ thể là làm các việc sau:

- Luôn luôn xác định những thay đổi của cung cầu - Xử lý kịp thời thông tin

- Điều chỉnh chính sách giá cả, sản phẩm thích hợp, tăng khả năng thu hút và cạnh tranh trên thị trường.

c.Đề ra các biện pháp khen thưởng, kích thích khách hàng

Để đảm bảo các thành viên tham gia vào mạng lưới hoạt động hiệu quả, công ty phải thường xuyên kích thích các đại lý thông qua các biện pháp khen thưởng hay ràng buộc.

Công ty nên đưa ra chế độ khen thưởng các đại lý như sau: hàng tháng, hàng quý và cuối năm. Việc phân loại các đại lý dựa theo thang điểm, các điểm tiêu chuẩn như: doanh số bán hàng công ty giao cho khách hàng thực hiện trong kỳ; việc thanh toán của đại lý với công ty; tinh thần hợp tác của khách hàng với công ty thể hiện ở sự ủng hộ đối với công ty. Qua việc đánh giá và căn cứ vào các tiêu chuẩn trên công ty sẽ phân loại các khách hàng từ đó có các hình thức khen thưởng với những phần thưởng có giá trị khác nhau để nhằm thúc đẩy hành động và sự hợp tác giữa công ty và khách hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức mạng lưới bán hàng của chi nhánh công ty TNHH SX TPCN Bảo Long tại Hà Nội (Trang 63)