Từ năm 1959 đến trƣớc khi ban hành Bộ lụât tố tụng hình sự năm 1988.

Một phần của tài liệu Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 44)

1988.

Hiến pháp năm 1959 và các Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 đƣợc ban hành đã đánh dấu một bƣớc phát triển mới trong lịch sử lập pháp của nhà nƣớc ta. Lần đầu tiên, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng đƣợc xác định rõ ràng trong các văn bản pháp luật. Chức năng xét xử các vụ án hình sự đƣợc tách khỏi chức năng buộc tội, cơ quan công tố đƣợc tách ra khỏi Chính phủ. Đây chính là cơ sở pháp lý để hoàn thiện một bƣớc pháp luật tố tụng nói chung và thủ tục tiến hành tố tụng tại phiên toà hình sự nói riêng. Trên cơ sở các quy định của pháp luật, thực tiễn tiến hành tố tụng cũng nhƣ tham khảo kinh nghiệm pháp luật tố tụng của Liên Xô và các nƣớc Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Toà án nhân dân tối cao đã hệ thống lại các quy định của pháp luật tố tụng lúc đó thành Bản đề án trình tự xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Có thể nói, đây là Bản đề án đầu tiên quy định tƣơng đối cụ thể về hình thức và thủ tục tiến hành tố tụng tại phiên toà của Toà án nhân dân, là tài liệu hƣớng dẫn cho Toà án nhân dân Tối cao và tất cả các Toà án nhân dân địa phƣơng thống nhất áp dụng pháp luật tố tụng tại phiên toà. Bản đề án này cũng xác định những hành vi tố tụng cần thiết mà Thẩm phán và các Hội thẩm phải tiến hành kể từ

Tuy nhiên, qua 10 năm vận dụng bản đề án trình tự xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Bản đề án này đã bộc lộ nhiều nhƣợc điểm. Đặc biệt là do hƣớng dẫn chƣa đầy đủ của Bản đề án nên một số thẩm phán và hội thẩm nhân dân chỉ tin vào chứng cứ đã có trong hồ sơ, không coi trọng việc thẩm vấn, tranh luận tại phiên toà, do đó, Toà án ra các quyết định ảnh hƣởng đến quyền lợi của công dân.

Để khắc phục nhƣợc điểm trên, ngày 27/9/1974 Toà án nhân dân Tối cao đã ban hành Bản hƣớng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm ( kèm theo Thông tƣ số 16 – TATC ). Tại phần 4 của Bản hƣớng dẫn đã quy định rất chi tiết về trình tự tố tụng xét xử tại phiên toà của Toà án nhân dân, về nguyên tắc và điều kiện chung khi xét xử tại phiên toà, cách thức tiến hành xét hỏi, tranh luận, nghị án và tuyên án tại phiên toà...

Ví dụ quy định : “.... Toà án nhân dân thẩm tra lại toàn bộ chứng cứ, nghe tranh cãi và cuối cùng quyết định việc xử lý vụ án”.

Sau khi thống nhất đất nƣớc, Nhà nƣớc ta ban hành Hiến pháp năm 1980, Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1981 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Pháp lệnh tổ chức luật sƣ năm 1987. Các văn bản trên đều có các quy định đề cập đến vấn đề bảo đảm quyền bào chữa cho bị cáo, là cơ sở để nâng cao vai trò của luật sƣ trong tố tụng hình sự.

Có thể nói, trong giai đoạn từ năm 1959 đến trƣớc năm 1988, chúng ta vẫn chƣa có một Bộ luật tố tụng hình sự thống nhất. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật về thủ tục tố tụng tại phiên toà hình sự trong giai đoạn này đã góp phần bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hình sự đƣợc khách quan, chính xác, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đặc biệt với việc ban hành Bản hƣớng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm đã làm cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng Bộ luật tố tụng hình sự sau này.

Một phần của tài liệu Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 44)