Ngày 2-9-1945 nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà đƣợc thành lập. Ngay sau đó, Đảng và Nhà nƣớc ta công bố bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nƣớc - Hiến pháp năm 1946 đồng thời ban hành một loạt các Sắc lệnh, Luật chứa đựng các quy phạm về tổ chức và thủ tục tố tụng tại phiên toà của Toà án nhằm bảo vệ, củng cố Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà còn non trẻ.
Trong giai đoạn từ năm 1945 đến trƣớc khi ban hành Hiến pháp năm 1959, các quy phạm pháp luật về thủ tục tố tụng tại phiên toà hình sự chƣa đƣợc hệ thống hoá trong một văn bản nhất định mà nằm rải rác trong các sắc lệnh, Luật hoặc Thông tƣ. Cụ thể nhƣ Điều 5 Sắc lệnh số 33/ SL ngày 13/9/1945 về thiết lập các Toà án quân sự quy định : “ ...Đứng buộc tội là một uỷ viên quân sự hay một uỷ viên của các ban trinh sát. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ ngƣời khác bênh vực cho “.
Điều 31 Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/1/1946 về tổ chức các Toà án và ngạch Thẩm phán quy định: “Sau khi nghe các bị can, các ngƣời làm chứng, cáo trạng của ông biện lý và sau cùng nghe lời cãi của các bị can, ông Chánh án, hai thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân lui vào phòng nghị xử để cùng xét xử tất cả các vấn đề thuộc về tội trạng, hình phạt, trƣờng hợp tăng tội và trƣờng
hợp giảm tội. Nghị án xong, Toà lại họp và ông Chánh án tuyên đọc công khai bản án “. Điều 26 sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 về ấn định thẩm quyền các Toà án và sự phân công giữa các nhân viên trong Toà án quy định: “Khi cuộc thẩm vấn ở phiên toà xong rồi, ông biện lý thay mặt xã hội buộc tội bị can. Bao giờ ông biện lý cũng nói sau cùng trƣớc khi Toà tuyên án. Toà không bắt buộc phải xử theo yêu cầu của ông biện lý”...
Nhìn chung, các quy phạm về thủ tục tố tụng tại phiên toà trong giai đoạn này còn đơn giản, chung chung, chƣa cụ thể.