Nguyên nhân khách quan.

Một phần của tài liệu Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 79)

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay với việc trở thành thành viên chính thức của WTO và là thành viên không thƣờng trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc, Việt Nam đang bƣớc vào một môi trƣờng mới cả về kinh tế lẫn chính trị với rất nhiều thuận lợi nhƣng cũng không ít thách thức, trở ngại. Một thị trƣờng mở với hàng loạt các công ty nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam là cơ hội rất tốt cho chúng ta học tập kinh nghiệm quý báu của thế giới. Bên cạnh đó cũng phát sinh nhiều loại tội phạm mới với thủ đọan tinh vi, công nghệ cao hơn. Một loạt các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia có sự cấu kết với bọn phản động ở nƣớc ngoài liên tiếp xảy ra nhƣ vụ án Nguyễn Văn

Lý, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân...Điều này đòi hỏi pháp luật của chúng ta nói chung và pháp luật về tố tụng nói riêng phải có sự điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với pháp luật quốc tế cũng nhƣ để đáp ứng đƣợc yêu cầu của tình hình mới. BLTTHS năm 2003 về cơ bản đã đáp ứng phần nào đòi hỏi này. Tuy nhiên, hiện nay nhiều quy định về thủ tục tố tụng tại phiên toà hình sự sơ thẩm, đặc biệt là các quy định liên quan đến quá trình xét hỏi, tranh luận tại phiên toà còn chƣa rõ ràng, chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế nên khi vận dụng đã gây nhiều tranh cãi giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Cụ thể là:

a. BLTTHS quy định quá nhiều nhiệm vụ, quyền hạn cho Hội đồng xét xử khi thực hiện việc xét hỏi, tranh luận tại phiên toà. Điều 207 BLTTHS quy định Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ các tình tiết về từng sự việc và về từng tội của vụ án theo thứ tự xét hỏi hợp lý. Khi xét hỏi từng người, chủ toạ phiên toà hỏi trước rồi đến các hội thẩm...”. Sỡ dĩ Hội đồng xét xử có nhiều quyền hạn, nhiệm vụ nhƣ vậy bởi lẽ điều 10 BLTTHS năm 2003 quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng”, mà Toà án là một trong các cơ quan tiến hành tố tụng đó. Do đó, tại phiên toà, Hội đồng xét xử sẽ tiến hành các hoạt động tố tụng để chứng minh tội phạm, tức là phải đấu tranh với bị cáo trƣớc Toà mà lẽ ra việc đó phải là trách nhiệm của Kiểm sât viên thực hành quyền công tố. Pháp luật của một số nƣớc trên thế giới không quy định nhƣ vậy. Pháp luật của Australia quy định thủ tục xét hỏi, thẩm vấn do Công tố viên tiến hành. Theo pháp luật Hoa Kỳ, vai trò của thẩm phán trong quá trình xét xử tƣơng đối thụ động. Thẩm phán không đƣa ra bằng chứng và cũng không thẩm vấn nhân chứng mà đơn thuần chỉ thực hiện việc giám sát về loại bằng chứng đƣợc đƣa ra và loại câu hỏi đƣợc dùng để hỏi nhân chứng của công tố và luật sƣ bào chữa. Một số bang cũng cho phép thẩm phán đƣợc đặt ra những câu hỏi đối với nhân chứng và bình luận về mức độ tin cậy của bằng chứng đƣa ra. Với việc cho phép Hội đồng xét xử can thiệp quá nhiều vào việc xét hỏi có thể dẫn đến sự “ quá tải “

của Hội đồng xét xử đồng thời lại hạn chế vai trò chủ động tích cực của kiểm sát viên khi thực hiện nhiệm vụ buộc tội của mình.

b. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của ngành Toà án nhân dân còn chậm đƣợc ban hành. Tiến độ xây dựng các dự thảo văn bản mà Toà án nhân dân tối cao đƣợc giao chủ trì soạn thảo còn chƣa nhanh. Những vƣớng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật chậm đƣợc hƣớng dẫn. Điều này đã ảnh hƣởng không nhỏ tới chất lƣợng xét xử các vụ án của Toà án các cấp.

c. Trong buổi trả lời chất vấn của Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội ngày 28/3/2008, Chánh án Toà án nhân dân Tối cao Trƣơng Hoà Bình đã phát biểu

“ nghề này ân ít, oán nhiều, học khó, lương thấp, chẳng ai muốn làm “. Điều này cho thấy một thực trạng hiện nay là số lƣợng các loại vụ án mà Toà án nhân dân phải thụ lý và giải quyết ngày càng tăng, trong khi đó, số lƣợng thẩm phán ở các cấp đang thiếu nghiêm trọng đặc biệt là việc tuyển dụng và bổ nhiệm thẩm phán ở các vùng sâu, vùng xa nhƣ miền Trung, Tây Nguyên hiện nay rất khó khăn vì thiếu nguồn cán bộ tại chỗ để tuyển dụng. Một công việc nhiều áp lực nhƣng đồng lƣơng lại eo hẹp là nguyên nhân khiến ngành Toà án rất khó thu hút cán bộ có năng lực. Hiện nay, biên chế của Toà án nhân dân Tối cao có 116 Thẩm phán, còn thiếu 4 ngƣời, Toà án nhân dân cấp tỉnh có 997 thẩm phán còn thiếu 121 ngƣời (10,8%), Toà án cấp huyện có 3249 thẩm phán, thiếu 441 ngƣời (11,9%). Nghiêm trọng hơn là hiện nay đã xuất hiện tình trạng “chảy máy chất xám“ trong các cơ quan xét xử. Một số không nhỏ thẩm phán có trình độ đã xin thôi việc để ra ngoài làm cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài.

d. Số lƣợng các luật sƣ còn ít, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Theo báo cáo của Bộ Tƣ pháp, hiện nay cả nƣớc chỉ có khoảng 4.000 luật sƣ chính thức và gần 1.000 cử nhân Luật đang tập sự luật sƣ. So với các nƣớc trên thế giới, tỷ lệ luật sƣ trên dân số tại Việt Nam còn rất thấp chỉ khoảng 20.000 dân mới có một luật sƣ. Thậm chí ở một số tỉnh miền núi nhƣ Lai Châu, Điện Biên

chƣa thành lập đƣợc đoàn luật sƣ vì cả tỉnh chƣa có đủ 3 luật sƣ là điều kiện tối thiểu để thành lập đoàn luật sƣ. Do đó, ở các tỉnh này, nhiều vụ án hình sự đã phải tạm hoãn trong thời gian dài do không có luật sƣ để chỉ định bào chữa. [37]. Trong khi đó ở các nƣớc Âu Mỹ nhƣ Hoa kỳ cứ 270 ngƣời dân có một luật sƣ, tại Pháp là 500 dân / 01 luật sƣ. Ngay các nƣớc láng giềng với Việt Nam nhƣ Singopore tỷ lệ này là 1000 dân/ 01 luật sƣ, ở Thái Lan là 1.700 dân/ 01 luật sƣ. Trong khi ở các nƣớc khác, việc tham gia của luật sƣ vào các phiên toà là không thể thiếu thì với một đội ngũ luật sƣ mỏng nhƣ hiện nay ở Việt Nam chính là một trong những lý do tại sao mới chỉ có 20% vụ án là có luật sƣ tham gia phiên toà.

e. Một nguyên nhân nữa ảnh hƣởng không nhỏ tới vị thế của Toà án khi tiến hành xét xử đó là cơ sở vật chất còn thiếu. Hiện vẫn còn 38 Toà án địa phƣơng đang phải thuê trụ sở làm việc. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động của các Toà án, đặc biệt là ảnh hƣởng tới việc tuân thủ đúng các quy định về thủ tục tố tụng nhƣ khó có thể thực hiện việc cách ly ngƣời làm chứng khi cần thiết do việc thuê trụ sở thƣờng không đảm bảo.

Một phần của tài liệu Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 79)