Điều 222 BLTTHS quy định: “ …Khi Nghị án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên toà…”. Nhƣ vậy rõ ràng là các chứng cứ đã thu thập đƣợc trong quá trình điều tra chỉ có giá trị khi đƣợc thẩm tra lại tại phiên toà. Tức là thông qua việc xét hỏi tại phiên toà, các chứng cứ, tài liệu, lời khai của ngƣời tham gia tố tụng sẽ dần dần đƣợc làm sáng tỏ. Vì vậy, việc xét hỏi tại phiên toà là một bƣớc rất quan trọng trong quá trình xét xử. Thực chất của việc xét hỏi tại phiên toà chính là tiến hành cuộc điều tra công khai để kiểm tra lại các kết quả mà cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đã thu thập đƣợc thông qua việc xét hỏi bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng, xem xét các vật chứng, tài liệu nhằm làm sáng tỏ mọi tình tiết của vụ án.
Thủ tục xét hỏi tại phiên toà đƣợc bắt đầu bằng việc kiểm sát viên đọc bản Cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung nhằm làm rõ hơn nội dung Cáo trạng nếu thấy cần thiết. BLTTHS năm 2003 quy định quyền và cũng là nhiệm vụ của kiểm sát viên là đọc bản Cáo trạng tại phiên toà. Đây là một quy định rất tiến bộ, là sự khẳng định rõ ràng “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật “ (Điều 1 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002). Nhƣ vậy, để thực hành quyền Công tố, một trong những công việc Viện kiểm sát nhân dân phải làm là công bố cáo trạng một cách công khai tại phiên toà. Bản Cáo trạng mà kiểm sát viên đọc tại phiên toà phải là bản Cáo trạng đã đƣợc tống đạt cho bị cáo với nội dung thể hiện sự buộc tội chính thức của Viện kiểm sát. Ngoài những nội dung nhƣ ngày, giờ tháng năm địa điểm xảy ra tội phạm; thủ đoạn, mục đích, động cơ phạm tội; hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác, Cáo trạng còn ghi rõ những chứng cứ xác định tội trạng của bị can, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân của bị can và mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án và ghi rõ tội danh và điều khoản của BLHS