Nguyên tắc Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số là một nguyên tắc dân chủ đƣợc quy định trong Hiến pháp Việt Nam năm 1992 và đƣợc khẳng định lại tại Điều 17 BLTTHS năm 2003. Việc quy định nguyên
tắc này nhằm huy động đƣợc trí tuệ của tập thể, đảm bảo cho việc xét xử đƣợc khách quan, thận trọng, chính xác, tránh độc đoán.
Theo nguyên tắc này, việc xét xử các vụ án ở các cấp Toà án không phải do một thẩm phán tiến hành mà đều thực hiện theo chế độ Hội đồng Tuy nhiên, tuỳ theo các cấp xét xử mà thành phần Hội đồng xét xử có sự khác nhau. Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm thƣờng gồm một thẩm phán và hai hội thẩm, trong trƣờng hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử có thể gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm. Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba thẩm phán, trƣờng hợp cần thiết có thể có thêm hai hội thẩm. Bất kỳ một vụ án nào cũng phải đảm bảo về số lƣợng thành phần Hội đồng xét xử nhƣ đã đề cập ở trên. Trong trƣờng hợp có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng nhƣ thành phần Hội đồng xét xử không đúng luật định thì bản án có thể bị huỷ.
Nguyên tắc này còn đòi hỏi khi giải quyết các vấn đề của vụ án, các thành viên Hội đồng xét xử phải biểu quyết theo đa số từng vấn đề một. Ngƣời có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và đƣợc lƣu vào hồ sơ vụ án.