HÌNH SỰ.
Từ điển tiếng Việt năm 2004 định nghĩa nguyên tắc là “Điều cơ bản định ra nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm”. Nhƣ vậy, nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự đƣợc hiểu là “Những phương châm, định
hướng chi phối toàn bộ hay một số giai đoạn của hoạt động tố tụng hình sự trong quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật tố tụng hình sự “ [ 18 ]
Quá trình giải quyết một vụ án hình sự phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã dành hẳn một chƣơng quy định cụ thể về các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự từ Điều 3 đến Điều 32. Các nguyên tắc này chi phối toàn bộ hay một số giai đoạn của hoạt động tố tụng hình sự từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đến giai đoạn thi hành án. Việc tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc này khi giải quyết vụ án hình sự sẽ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm việc việc xét xử đúng ngƣời, đúng tội.
Giai đoạn xét xử tại phiên toà là một trong những giai đoạn tố tụng hình sự. Do đó, việc xét xử tại phiên toà cũng phải tuân theo các nguyên tắc tố tụng nói chung, đó là các nguyên tắc: Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự, tôn trọng và bảo vệ các quyền của công dân, bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trƣớc pháp luật, bảo đảm sự vô tƣ của ngƣời tiến hành hoặc ngƣời tham gia tố tụng...
Bên cạnh đó, việc xét xử tại phiên toà cũng có nhiệm vụ, nét đặc thù so với các giai đoạn tố tụng khác. Vì vậy, phiên toà xét xử vụ án hình sự còn phải tuân thủ các nguyên tắc sau: