đức của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân.
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX nhấn mạnh: “Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan tư pháp và cán bộ tư pháp trong công tác điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử, thi hành án, không để xảy ra những trường hợp oan sai....Tăng cường đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân cả về số lượng và chất lượng”.
Cụ thể hoá chủ trƣơng này, chúng ta cần xây dựng quy trình đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, cơ chế quản lý và chế độ đãi ngộ thoả đáng cho Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Trƣớc mắt cần:
Xây dựng đề án về công tác tổ chức cán bộ, về quy hoạch cán bộ. Đây là việc hết sức cần thiết để kịp thời bổ sung cán bộ, thẩm phán còn thiếu cho các Toà án. Để khắc phục tình trạng tạo nguồn thẩm phán không theo kịp yêu
nhƣ: đổi mới phƣơng thức giới thiệu ngƣời để bổ nhiệm thẩm phán theo hƣớng tạo điều kiện cho các thành viên Hội đồng tuyển chọn thẩm phán của địa phƣơng cũng có thể giới thiệu ngƣời để bổ nhiệm làm thẩm phán, mở rộng nguồn bổ nhiệm thẩm phán đối với ngƣời là hội thẩm, cán bộ các cơ quan khác nếu họ đáp ứng đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm thẩm phán.
Để tránh tình trạng “chảy máu chất xám “ trong các cơ quan xét xử, cần có chế độ sử dụng và đãi ngộ phù hợp cho cán bộ Toà án nói chung và Thẩm phán nói riêng giúp họ yên tâm công tác, tránh bị cám dỗ bởi đồng tiền nhƣ cải tiến, đổi mới chính sách, chế độ tiền lƣơng và các điều kiện làm việc khác cho cán bộ thẩm phán Toà án. Kịp thời biểu dƣơng, khen thƣởng xứng đáng đối với cán bộ có thành tích xuất sắc trong công tác và các hành động thể hiện sự liêm chính của ngƣời cán bộ Toà án.
Đẩy mạnh việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho Thẩm phán, cán bộ Toà án không chỉ về pháp luật, nghiệp vụ xét xử mà còn bồi dƣỡng các kiến thức bổ trợ khác nhƣ kinh tế, ngoại ngữ, tin học để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Việc mở các lớp tập huấn này phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Toà chuyên trách vì văn bản pháp luật mới, Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thƣờng thay đổi, bổ sung liên tục đòi hỏi các thẩm phán phải có sự cập nhật thƣờng xuyên.
Xây dựng một quy chế đạo đức Thẩm phán, ban hành quy tắc ứng xử quy định những việc không đƣợc làm và những việc phải làm của cán bộ công chức Toà án trong hoạt động công vụ và trong quan hệ với công dân đảm bảo sự trong sạch, vì công lý của thẩm phán.
Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi xét xử không đúng ngƣời đúng tội, xử oan ngƣời vô tội.