Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 16).

Một phần của tài liệu Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 27)

pháp luật (Điều 16).

Hiến pháp Việt Nam và BLTTHS đều khẳng định Toà án là cơ quan duy nhất có quyền quyết định một ngƣời là có tội hay không có tội. Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chƣa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, có thể nói quyết định của Toà án là vô cùng quan trọng, ảnh hƣởng đến sinh mạng, danh dự của một con ngƣời. Do đó, khi xét xử các vụ án hình sự, Hội đồng xét xử căn cứ vào các tình tiết của vụ án, các chứng cứ đã đƣợc thẩm tra công khai tại phiên toà và căn cứ vào các quy định của pháp luật – cụ thể ở đây là bộ luật hình sự và bộ luật tố tụng hình sự

để xác định tội phạm và hình phạt đối với ngƣời phạm tội. Không một ai, một cơ quan nào có quyền can thiệp, yêu cầu Hội đồng xét xử phải làm trái các quy định của pháp luật.

Sự độc lập của Hội đồng xét xử thể hiện ở việc độc lập giữa thẩm phán với hội thẩm trong việc xét xử và độc lập giữa Hội đồng xét xử với các cơ quan khác. Các thành viên của Hội đồng xét xử độc lập với nhau trong việc nghiên cứu hồ sơ, xem xét, đánh giá chứng cứ và đƣa ra các kết luận của mình không phụ thuộc vào ý kiến của các thành viên khác. Tất cả các thành viên của Hội đồng xét xử đều đƣợc tham gia vào toàn bộ các hoạt động tố tụng tại phiên toà. Cụ thể là khi xét hỏi bị cáo, ngƣời làm chứng cả chủ toạ phiên toà và hội thẩm đều đƣợc đặt câu hỏi để làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án. Mỗi thành viên của hội đồng xét xử có quyền độc lập khi quyết định các vấn đề trong vụ án. Mặc dù vụ án đƣợc giải quyết trên cơ sở biểu quyết đa số nhƣng ngƣời có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và đƣợc đƣa vào hồ sơ vụ án.

Trong quan hệ giữa Toà án các cấp, thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập không chịu sự chỉ đạo của Toà án cấp trên. Toà án cấp trên hƣớng dẫn Toà án cấp dƣới về áp dụng thống nhất pháp luật nhƣng không đƣợc quyết định trƣớc hay gợi ý cho Toà án cấp dƣới chủ trƣơng xét xử một vụ án cụ thể.

Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là cơ sở cho Toà án thực hiện tốt chức năng xét xử của mình, bảo đảm tính khách quan trong hoạt động xét xử đồng thời đề cao trách nhiệm của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử.

Một phần của tài liệu Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)