Bộ luật Tố tụng hình sự mới của Nga đƣợc thông qua vào ngày 22/11/2001 và có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/7/2002. Với sự ra đời của BLTTHS mới này, tố tụng hình sự của Liên bang Nga đã có sự thay đổi cơ bản từ mô hình tố tụng thẩm vấn chuyển sang mô hình tố tụng tranh tụng.
Giống nhƣ pháp luật một số nƣớc, việc xét xử vụ án hình sự ở Liên bang Nga có sự tham gia của Hội đồng Bồi thẩm nhƣng việc thành lập Hội đồng bồi thẩm cũng nhƣ quyền hạn của Hội đồng Bồi thẩm ở Nga có nhiều
xét xử với sự tham gia của Hội đồng bồi thẩm chỉ áp dụng đối với những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án Tối cao của nƣớc Cộng hoà, Toà án vùng hoặc khu vực, Toà án thành phố trực thuộc liên bang; Toà án vùng tự trị và Toà án khu vực tự trị nếu có yêu cầu của bị cáo. Nếu vụ án có nhiều bị cáo mà chỉ có một bị cáo yêu cầu thì toàn bộ vụ án sẽ đƣợc xét xử có sự tham gia của Hội đồng bồi thẩm. Nếu bị cáo không yêu cầu thì vụ án sẽ do Hội đồng xét xử khác tiến hành. Hội đồng xét xử có Hội đồng bồi thẩm tham gia gồm 01 thẩm phán Toà án liên bang thẩm quyền chung và Đoàn bồi thẩm 12 thành viên.
Thủ tục xét xử vụ án hình sự tại Toà Bồi thẩm ở Liên bang Nga đƣợc tiến hành nhƣ sau:
Trước hết là việc điều tra tại phiên toà đƣơc tiến hành theo trình tự :
- Công tố viên phát biểu về bản chất lời buộc tội đề nghị thủ tục xem xét chứng cứ;
- Ngƣời bào chữa phát biểu quan điểm về nội dung buộc tội và đề nghị thủ tục xem xét chứng cứ;
- Các bên tiến hành thẩm vấn bị cáo, ngƣời bị hại, ngƣời làm chứng, giám định viên;
- Các thành viên Hội đồng bồi thẩm có quyền đặt câu hỏi đối với bị cáo, ngƣời bị hại, ngƣời làm chứng, giám định viên thông qua thẩm phán chủ toạ phiên toà. Thẩm phán có thể không chấp nhận câu hỏi nếu nó không liên quan đến nội dung buộc tội.
- Thẩm phán có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của các bên xem xét vấn đề loại trừ khỏi vụ án các chứng cứ không đƣợc chấp nhận. Việc giải quyết vấn đề này không có sự tham gia của Hội đồng Bồi thẩm. Sau khi nghe ý kiến của các bên, Thẩm phán ra quyết định loại trừ những chứng cứ bị coi là không đƣợc chấp nhận.
Quá trình điều tra tại phiên toà chỉ xem xét những tình tiết thực tế về vụ án mà không xem xét các vấn đề về nhân thân của bị cáo, trừ những trƣờng hợp cần thiết.
Sau khi kết thúc việc điều tra tại phiên toà, Toà án chuyển sang phần tranh luận và đối đáp của các bên. Trƣớc tiên là ngƣời buộc tội phát biểu,
tiếp theo là ngƣời bào chữa, ngƣời bị hại và đại diện của họ. Bị cáo, nguyên đơn, bị đơn dân sự và ngƣời đại diện của họ có quyền yêu cầu đƣợc tham gia vào quá trình tranh luận. Việc tranh luận giữa các bên tại phiên toà chỉ tiến hành trong phạm vi các vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng bồi thẩm. Nếu có những ý kiến tranh luận đề cập đến các tình tiết chỉ đƣợc xem xét sau khi có phán quyết của Hội đồng Bồi thẩm hoặc ý kiến dựa trên quan điểm của mình để đƣa ra các chứng cứ không đƣợc chấp nhận thì chủ toạ phiên toà có quyền ngắt lời họ.
Tất cả những ngƣời tham gia tranh luận có quyền đối đáp lại ý kiến của ngƣời khác. Ngƣời bào chữa và bị cáo có quyền đối đáp sau cùng. Sau đó, bị cáo nói lời sau cùng.
Căn cứ vào kết quả điều tra và ý kiến tranh luận của các bên tại phiên toà, Thẩm phán lập danh sách các câu hỏi mà Hội đồng bồi thẩm phải giải quyết rồi chuyển cho các bên. Việc thảo luận và đặt các câu hỏi đƣợc tiến hành không có mặt của Hội đồng bồi thẩm. Các bên có quyền nhận xét về hình thức và nội dung của câu hỏi, đề nghị bổ sung câu hỏi mới. Thẩm phán không có quyền từ chối với những câu hỏi bổ sung của bị cáo, ngƣời bào chữa về tình tiết giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự.
Sau khi nghe ý kiến của các bên, Thẩm phán vào phòng nghị án chính thức đƣa vào phiếu ghi các câu hỏi để Hội đồng bồi thẩm giải quyết. Trƣớc khi Hội đồng bồi thẩm vào phòng nghị án, chủ toạ phiên toà phát biểu với Hội đồng bồi thẩm về những vấn đề nhƣ nêu nội dung buộc tội của Viện Công tố, giải thích cho hội đồng bồi thẩm về chứng cứ, về nguyên tắc suy đoán vô
tội…nhƣng không đƣợc thể hiện quan điểm của mình đối với các câu hỏi đặt ra cho Hội đồng bồi thẩm.
Thủ tục nghị án : Chỉ có các thành viên Hội đồng bồi thẩm mới đƣợc
có mặt tại phòng nghị án. Trƣởng đoàn Bồi thẩm lãnh đạo các thành viên Hội đồng bồi thẩm thảo luận về các câu hỏi theo thứ tự ghi trong phiếu, tiến hành biểu quyết về những câu trả lời và kiểm phiếu. Các thành viên Hội đồng bồi thẩm không có quyền từ chối biểu quyết mà biểu quyết công khai, trƣởng đoàn biểu quyết sau cùng. Các thành viên Hội đồng Bồi thẩm ký vào phiếu ghi các câu hỏi và câu trả lời rồi quay lại phòng xử án. Trong quá trình nghị án, nếu chƣa rõ về các câu hỏi hoặc thấy cần thiết phải điều tra bổ sung một tình tiết của vụ án thì các thành viên Hội đồng bồi thẩm quay lại phòng xử án và trƣởng đoàn bồi thẩm đƣa yêu cầu này với chủ toạ phiên toà. Chủ toạ phiên toà phải giải thích rõ hoặc quyết định phục hồi điều tra tại phiên toà. Các thành viên Hội đồng bồi thẩm qay trở lại phòng nghị án để ra phán quyết.
Công bố phán quyết của Hội đồng bồi thẩm: Tất cả mọi ngƣời trong
phòng xử án phải đứng dậy để nghe trƣởng đoàn bồi thẩm công bố phán quyết của Hội đồng bồi thẩm. Trong đó, nêu rõ những câu hỏi và câu trả lời. Phán quyết đƣợc chuyển cho chủ toạ phiên toà để lƣu hồ sơ. Sau đó, chủ toạ phiên toà cảm ơn các thành viên Hội đồng bồi thẩm và tuyên bố kết thúc sự tham gia của họ vào việc xét xử vụ án.
Việc xét xử vụ án sau khi có phán quyết của Hội đồng bồi thẩm:
Sau khi công bố phán quyết của Hội đồng bồi thẩm, việc xét xử đƣợc tiếp tục với sự tham gia của các bên để thảo luận phán quyết của Hội đồng bồi thẩm. Trƣờng hợp Hội đồng Bồi thẩm ra phán quyết bị cáo vô tội thì chủ toạ phiên toà phải ra bản án tuyên bị cáo vô tội Khi đó, thẩm phán chỉ xem xét thảo luận những vấn đề liên quan đến phần dân sự, chi phí tố tụng, vật chứng. Trƣờng hợp Hội đồng Bồi thẩm ra phán quyết bị cáo có tội thì Toà án xem xét các tình tiết liên quan đến xác định tội phạm, quyết định hình phạt…Nếu xác định rằng hành vi của bị cáo không cấu thành tội phạm, không xác định đƣợc
sự kiện phạm tội thì thẩm phán ra quyết định giải tán Hội đồng bồi thẩm và chuyển vụ án để xét xử lại với Hội đồng bồi thẩm mới.
Căn cứ vào phán quyết của Hội đồng bồi thẩm, tuỳ từng trƣờng hợp cụ thể, Thẩm phán chủ toạ phiên toà ra một trong các quyết định sau : đình chỉ vụ án, ra bản án vô tội, ra bản án kết tội, quyết định giải tán Hội đồng bồi thẩm, đình chỉ việc xét xử.
1.3.5.Bài học rút ra từ kinh nghiệm của các nƣớc.
Qua việc nghiên cứu các quy định về thủ tục tiến hành xét xử vụ án hình sự sơ thẩm tại Toà án các quốc gia nêu trên có thể thấy các quốc gia đều có các quy định khác nhau về thủ tục tố tụng tại phiên toà phù hợp với điều kiện của quốc gia mình. Tuy nhiên, dù các nƣớc có tổ chức hệ thống tƣ pháp khác nhau theo hệ thống luật lục địa hay hệ thống luật án lệ, ở mức độ này hay mức độ khác đều chứa đựng yếu tố tranh tụng. Đây là cơ chế tố tụng có hiệu quả bảo đảm cho Toà án xác định sự thật khách quan của vụ án, bảo đảm sự công bằng và bảo vệ các quyền lợi ích của các bên tham gia tố tụng. Một số quốc gia nhƣ Hoa Kỳ, Australia áp dụng thủ tục tố tụng tranh tụng một cách tuyệt đối, đề cao vai trò của công tố viên và luật sƣ, vai trò của thẩm phán tƣơng đối thụ động. Một số quốc gia khác nhƣ Pháp áp dụng tố tụng xét hỏi nhƣng hiện nay cũng có một số nội dung của tố tụng tranh tụng. Cụ thể là Pháp đã ban hành đạo luật về “suy đoán vô tội và tăng quyền của nạn nhân“ ngày 15/6/2000 cho phép các bên có nhiều quyền hơn trong quá trình tố tụng. Vấn đề đặt ra đối với chúng ta khi nghiên cứu pháp luật tố tụng của các nƣớc là phải phát hiện những ƣu, nhƣợc điểm của từng hệ thống pháp luật để từ đó có những lựa chọn phù hợp với mình. Bên cạnh những hạn chế, tố tụng xét hỏi mà chúng ta đang áp dụng cũng có những ƣu điểm nhất định. Vì vậy, không thể nôn nóng đột ngột chuyển hẳn từ loại hình tố tụng này sang một loại hình tố tụng khác. Điều quan trọng là phải biết tiếp nhận các hạt nhân hợp
chính xác nhất với đầy đủ các chúng cứ mà vẫn tôn trọng đƣợc quyền của các bên.