Thủ tục tố tụng tại phiên toà hình sự của Toà án Australia.

Một phần của tài liệu Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 36)

Hệ thống tố tụng hình sự của Australia có cơ chế phân loại án với nhiều hình thức xét xử khác nhau nhằm giảm bớt các thủ tục, thao tác tố tụng phức tạp, tránh gánh nặng cho hệ thống Toà án. Ở đây, chúng ta chỉ xem xét phiên

toà xét xử có Bồi thẩm đoàn – một điển hình cho hệ thống tố tụng tranh tụng của Australia.

Thủ tục xét xử vụ án hình sự có Bồi thẩm đoàn tham gia của Toà án Australia đƣợc tiến hành nhƣ sau:

Thủ tục bắt đầu phiên toà: Bắt đầu phiên toà, Toà án hỏi tên bị cáo, trợ lý thẩm phán đọc quyết định truy tố bị cáo của Viện Công tố và hỏi bị cáo có đồng ý với quyết định truy tố này không?. Nếu ngay tại phiên toà, bị cáo đồng ý với quyết định truy tố thì coi nhƣ bị cáo nhận tội. Thẩm phán điều khiển phiên toà chấp nhận lời buộc tội và hỏi lại bị cáo có hiểu rõ ý nghĩa và hậu quả của việc nhận tội không? Công tố viên cũng có quyền từ chối không chấp nhận lời nhận tội đó nếu đƣợc thẩm phán điều khiển phiên toà đồng ý. Trƣờng hợp bị cáo chấp thuận lời buộc tội, chỉ còn thủ tục thẩm phán áp dụng hình phạt và phiên toà kết thúc. Nếu bị cáo không nhận tội, phản đối quyết định truy tố, Bồi thẩm đoàn sẽ đƣợc triệu tập.

Thủ tục buộc tội của Công tố viên: Công tố viên sẽ đƣa ra nhân chứng, vật chứng của mình. Diễn biến hành vi phạm tội của bị cáo sẽ đƣợc mô tả khái quát để bồi thẩm đoàn nắm đƣợc.

Thủ tục xét hỏi, thẩm vấn nhân chứng do Công tố viên tiến hành: Đầu tiên, Công tố viên có thể tiến hành việc xét hỏi, thẩm vấn viên cảnh sát đầu tiên có mặt tại hiện trƣờng và hỏi các nhân chứng khác, xem xét các vật chứng. Khi hỏi, bên buộc tội không đƣợc đặt các câu hỏi mang tính chất gợi ý mà phải hỏi trực tiếp vào nội dung cần yêu cầu.

Kết thúc giai đoạn thẩm vấn nhân chứng của Công tố viên, bị cáo hoặc luật sƣ của bị cáo sẽ đối chất, phản biện lại những nhân chứng do Công tố viên đƣa ra. Hoặc bên buộc tội cũng có thể đối chất các nhân chứng mà mình đƣa ra. Khác với việc thẩm vấn nhân chứng, trong giai đoạn này, bên gỡ tội có thể đặt ra những câu hỏi có tính chất gợi ý đối với nhân chứng.

Tiếp sau thủ tục đối chất nhân chứng là thủ tục hỏi lại của Công tố viên đối với nhân chứng của mình. Công tố viên sẽ tóm tắt lại những nội dung

buộc tội cần lƣu ý với Toà án. Giai đoạn buộc tội đến đây kết thúc, trừ trƣờng hợp Công tố viên có yêu cầu đặc biệt để quay trở lại phần đối chất.

Giai đoạn gỡ tội còn gọi là giai đoạn bào chữa: Bị cáo hoặc luật sƣ của họ thông báo với bồi thẩm đoàn nhân chứng sẽ đƣợc gọi ra. Thủ tục hỏi, đối chất, hỏi lại nhân chứng cũng diễn ra theo trình tự nhƣ ở giai đoạn buộc tội.

Sau giai đoạn gỡ tội, các bên phát biểu kết luận toàn bộ về vụ án. Thẩm phán tóm tắt lại vụ án cho Bồi thẩm đoàn, nêu những vấn đề các bên đƣa ra, tình tiết nào còn mâu thuẫn, nhận xét về từng sự việc, các vấn đề về Luật nội dung và nói rõ Bồi thẩm đoàn có toàn quyền quyết định về vụ án về vụ án là bị cáo có tội hay không có tội. Sau đó, Bồi thẩm đoàn lui vào họp riêng. Nếu cần thiết, Bồi thẩm đoàn có thể đề nghị Thẩm phán giải thích thêm về Luật hoặc cho trở lại phiên toà để hỏi lại nhân chứng. Trong trƣờng hợp bị cáo bị Bồi thẩm đoàn tuyên có tội, công việc còn lại của Thẩm phán là quyết định hình phạt thích hợp cho bị cáo. Bị cáo có quyền kháng cáo, Công tố viên có quyền kháng nghị về hình phạt. Nếu bị cáo đƣợc tuyên vô tội, vụ án coi nhƣ kết thúc, bị cáo đƣợc trả tự do ngay lập tức và không bao giờ bị xét xử về tội đó nữa. Trong quá trình xét xử, bị cáo có thể nhận tội bất cứ khi nào, khi đó, Bồi thẩm đoàn đƣợc yêu cầu ra phán quyết bị cáo có tội và thẩm phán sẽ cân nhắc việc giảm hình phạt cho bị cáo vì đã nhận tội.

Một phần của tài liệu Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)