Từ năm 1988 đến trƣớc khi ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003:

Một phần của tài liệu Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 46)

2003:

Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên đƣợc Quốc hội nƣớc ta thông qua vào ngày 28/6/1988 có hiệu lực ngày 01/01/1989. Bộ luật này là sự kế thừa các quy định của pháp luật tố tụng trƣớc đó. Thủ tục tố tụng tại phiên toà hình sự đƣợc quy định trong phần thứ ba của Bộ luật tố tụng hình sự. Có thể nói, đây là bộ luật quy định tƣơng đối đầy đủ, rõ ràng về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự nói chung và thủ tục giải quyết tại phiên toà nói riêng.

Ngoài việc ghi nhận các nguyên tắc tố tụng truyền thống đã đƣợc đề cập trong các văn bản pháp luật trƣớc đó, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 còn quy định một số nguyên tắc mới phù hợp với xu thế dân chủ. Đó là các nguyên tắc: xác định sự thật vụ án (Điều 11), suy đoán vô tội (Điều 10), bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo (Điều 12). Liên quan đến hoạt động tố tụng tại phiên toà, BLTTHS năm 1988 ghi nhận nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Toà án “kiểm sát viên, bị cáo, ngƣời bào chữa, ngƣời bị hại....đều có quyền bình đẳng trong việc đƣa ra chứng cứ, đƣa ra yêu cầu và tranh luận trƣớc Toà án (Điều 20)”.

Nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, kiên quyết xử lý mọi hành vi phạm tội đồng thời để phù hợp với Hiến pháp mới ban hành năm 1992, Bộ luật Hình sự năm 1999, BLTTS năm 1988 đã đƣợc sửa đổi, bổ sung một số điều vào các năm 1990, 1992 và năm 2000. Trong các lần sửa đổi, bổ sung đó, các quy định về thủ tục tố tụng tại phiên toà hình sự sơ thẩm đƣợc sửa đổi theo hƣớng “Dựa trên nguyên tắc không hạn chế quyền của bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác, đồng thời bảo đảm hoạt động có hiệu quả của các cơ quan bảo vệ pháp luật trước yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới “ [ 27 ]

cơ sở pháp lý cho hoạt động của các cơ quan điều tra, viện kiểm sát, Toà án trong việc điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm cho việc giải quyết vụ án đƣợc khách quan, nhanh chóng, đúng ngƣời, đúng tội. Tuân thủ các quy định của BLTTHS về trình tự xét xử tại phiên toà, nhìn chung các phiên toà diễn ra theo đúng quy định của pháp luật nên phần nào đã bảo đảm đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, hƣớng ngƣời dân tin tƣởng vào sự trang nghiêm cũng nhƣ phán quyết của Toà án. Tuy nhiên, trong công cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đất nƣớc, trong đó có cải cách tƣ pháp, BLTTHS năm 1988 đã bộc lộ nhiều hạn chế, không phù hợp với yêu cầu của đất nƣớc trong tình hình mới. Đặc biệt là việc ban hành Pháp lệnh Luật sƣ năm 2002 thay thế Pháp lệnh tổ chức Luật sƣ năm 1987 khẳng định quyền bào chữa của bị can, bị cáo, phát huy vai trò của luật sƣ trong tố tụng hình sự đặt ra yêu cầu cần phải ban hành BLTTHS mới thay thế BLTTHS năm 1988. Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 nhận định về những hạn chế, yếu kém của công tác xét xử : “ ...Công tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân, còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, vi phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp... “

Một phần của tài liệu Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)