Hầu hết các NHTM đều tự thiết kế cho mình một quy trình cho vay cụ thể. Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình cho vay có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động cho vay của Ngân hàng. Về mặt hiệu quả, quy trình cho vay hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro tín dụng cho Ngân hàng. Về mặt quản trị, quy trình cho vay có tác dụng phân định trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận
trong hoạt động cho vay, làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn, chỉ rõ các mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động cho vay.
Quy trình cho vay ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Thăng Long gồm các bước sau:
Sơ đồ 2.2. Quy trình cho vay ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Thăng Long
(Nguồn: Phòng Hỗ trợ kinh doanh)
Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn
Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu, CBTD hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay. Đối với những khách hàng đã có quan hệ tín dụng, CBTD kiểm tra các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay
Bộ hồ sơ cần thiết bao gồm: Hồ sơ pháp lý:
Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Giấy phép đầu tư của cấp có thẩm quyền cấp
Quyết định thành lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vv……
Hồ sơ khoản vay Giấy đề nghị vay vốn
• Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn Bước 1
• Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn Bước 2
• Điều tra, thu nhập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh
Bước 3
• Kiểm tra, xác minh thông tin Bước 4
• Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu như khoản vay được phê duyệt
Bước 5
• Lập báo cảo thẩm định cho vay Bước 6
• Tái thẩm định khoản vay Bước 7
• Phê duyệt khoản vay Bước 8
• Ký kết hợp đồng, hợp đồng bảo hiểm tiền vay, giao nhận giấy tờ và TSĐB
Bước 9
• Giải ngân và kiểm tra, giám sát khoản vay Bước 10
• Thanh lý hợp đồng tín dụng và giải chấp TSĐB.
45 Các báo cáo tài chính ba năm gần nhất
Các báo cáo tài chính dự tính cho ba năm sắp tới và cơ sở tính toán Bảng kê các khoản phải thu, phải trả lớn vv….
Hồ sơ đảm bảo tiền vay
Giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền sở hữu tài sản Giấy tờ chứng nhận bảo hiểm tài sản
Các giấy tờ khác có liên quan vv…
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn
Kiểm tra hồ sơ vay vốn: CBTD kiểm tra tính hợp pháp, xác thực của các loại giấy tờ. Đối với các báo cáo tài chính và phương án sản xuất kinh doanh, khả năng vay trả, nguồn trả, CBTD sẽ tiến hành thẩm tra, phân tích và thẩm định ở các bước sau để đưa ra các quyết định hợp lý.
Kiểm tra mục đích vay vốn: CBTD sẽ kiểm tra xem mục đích vay vốn của phương án dự kiến đầu tư có phù hợp với đăng ký kinh doanh, kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn (đối chiếu nhu cầu xin vay với danh mục những hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện theo quy định của Chính phủ). Đối với những khoản vay vốn bằng ngoại tệ, kiểm tra mục đích vay vốn đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành.
Bước 3: Điều tra, thu nhập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh
Về khách hàng vay vốn: CBTD phải đi thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu thông tin về:
Ban lãnh đạo của khách hàng vay vốn
Tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuật, quy trình công nghệ hiện có của doanh nghiệp
Tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đánh giá tài sản đảm bảo khoản vay (nếu có)
Về phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư
Tìm hiểu về giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường đối với sản phẩm của phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư
Tìm hiểu qua các nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào, các nhà tiêu thụ sản phẩm tương tự của phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư
Tìm hiểu từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp
Tìm hiểu qua các báo cáo, nghiên cứu, hội thảo, chuyền đề về từng ngành nghề Tìm hiểu các phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư cùng loại
Bước 4: Kiểm tra, xác minh thông tin
Quá trình kiểm tra, xác minh thông tin về khách hàng được thực hiện qua các nguồn sau:
Hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng Thông qua trung tâm thông tin tín dụng
Các bạn hàng đối tác làm ăn, bao gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị và các khách hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty
Các ngân hàng mà khách hàng hiện vay vốn/trước đây đã vay vốn Các phương tiện thông tin đại chúng của các cơ quan pháp luật
Bước 5: Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu như khoản vay được phê duyệt
CBTD tiến hành tính toán lãi, phí và các lợi ích khác có thể thu được nếu như khoản vay được phê duyệt. Cơ sở tính toán dựa vào đơn xin vay của doanh nghiệp (số tiền giải ngân, thời hạn, lãi suất dự tính). Có thể lợi nhuận thu được từ cho vay ngắn hạn là không cao như mong muốn nhưng bù lại doanh nghiệp luôn duy trì quan hệ gửi tiền ở mức cao thì cũng mang lại lợi ích cho ngân hàng.
Bước 6: Lập báo cảo thẩm định cho vay
Trên cơ sở kết quả thẩm định theo các nội dung trên, CBTD phải lập báo cáo thẩm định cho vay. Đây là một tài liệu dạng văn bản trong đó phải nêu rõ cụ thể những kết quả của quá trình thẩm định, đánh giá phương án đầu tư xin vay vốn của doanh nghiệp cũng như các ý kiến đề xuất đối với các đề nghị của doanh nghiệp. Tùy theo từng phương án sản xuất kinh doanh cụ thể, cán bộ thẩm định lựa chọn linh hoạt nội dung chính, cần thiết, có liên quan trực tiếp tới hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của phương án sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đưa ra.
Bước 7: Tái thẩm định khoản vay
Tùy theo quy định của giám đốc Sacombank Việt Nam quy định giá trị khoản vay sẽ phải được tái thẩm định theo từng thời kỳ. Tổ tái thẩm định phải có trách nhiệm thẩm định lại khách hàng và toàn bộ hồ sơ vay vốn một cách độc lập, ghi rõ ý kiến của mình lên tờ trình về việc cho vay hay không cho vay trình lên giám đốc hoặc người được ủy quyền xem xét quyết định và chịu trách nhiệm về nội dung công việc nêu trên.
Bước 8: Phê duyệt khoản vay
Sau khi nghiên cứu thẩm định các điều kiện vay vốn, CBTD lập báo cáo thẩm định kiêm tờ trình cho vay. Trên cơ sở tờ trình của CBTD kèm hồ sơ vay vốn, trưởng phòng tín dụng xem xét kiểm tra, thẩm định lại và ghi ý kiến vào tờ trình và trình lãnh đạo. Căn cứ bộ hồ sơ cho vay, căn cứ ý kiến đề xuất của cán bộ thẩm định, tái thẩm định và trưởng phòng tín dụng, khoản vay sẽ được lãnh đạo Ngân hàng phê duyệt.
47
Bước 9: Ký kết hợp đồng, hợp đồng bảo hiểm tiền vay, giao nhận giấy tờ và TSĐB
Bước 10: Giải ngân và kiểm tra, giám sát khoản vay Bước 11: Thanh lý hợp đồng tín dụng và giải chấp TSĐB.