Xây dựng chính sách cho vay ngắn hạn hợp lý

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương Tín - Chi nhánh Thăng long (Trang 76)

f. Chỉ tiêu trích DPRR

3.2.2. Xây dựng chính sách cho vay ngắn hạn hợp lý

Chính sách cho vay ngắn hạn phản ánh cương lĩnh tài trợ ngắn hạn của Ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên trong Ngân hàng, tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất trong hoạt động cho vay ngắn hạn nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.

Toàn bộ các vấn đề có liên quan đến cấp cho vay ngắn hạn, đều được xem xét và đưa ra trong chính sách tín dụng của mỗi Ngân hàng, như: Quy mô, lãi suất, kỳ hạn, đảm bảo, phạm vi các khoản tín dụng có vấn đề và các nội dung khác. Như vậy, một chính sách cho vay ngắn hạn hợp lý phải đáp ứng được các yêu cầu: Lãi suất cạnh tranh đảm bảo lợi nhuận cho Ngân hàng, kỳ hạn nhiều thỏa mãn được các yêu cầu của khách hàng, về tài sản đảm bảo: Vừa đáp ứng được yêu cầu của Ngân hàng, đồng thời cũng đảm bảo an toàn đối với khoản cho vay của Ngân hàng… Để làm được điều đó,

75

hiện nay Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Thăng Long cần thực hiện một số biện pháp sau:

Phân loại khách hàng

Hiện nay, phương pháp chấm điểm tín dụng để phân loại khách hàng đang được áp dụng khá phổ biến tại các Ngân hàng ở Việt Nam, cũng như trên thể giới. Theo phương pháp này, doanh nghiệp xin vay vốn sẽ được đánh giá trên các mặt: Khả năng tài chính, khả năng quản lý – điều hành kinh doanh, hiệu quả sản xuất kinh doanh, ngành nghề chính mà doanh nghiệp kinh doanh… Mỗi chỉ tiêu sẽ được gán cho một trọng số thể hiện mức độ quan trọng của nó đối với việc đánh giá khách hàng. Tổng số điểm của khách hàng sẽ là tổng điểm của các chỉ tiêu trên với trọng số tương ứng. Trên cơ sở so sánh tổng điểm với tiêu chí cụ thể, Ngân hàng đưa ra nhận xét về doanh nghiệp theo các mức: A, B, C, và D từ đó Ngân hàng có biện pháp xử lý phù hợp. Đây là một biện pháp hay mà Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Thăng Long nên tham khảo và áp dụng. Như vậy, sẽ nâng cao tính hiệu quả của công tác thẩm định tín dụng, tạo sự khách quan trong đánh giá khách hàng, đồng thời góp phần rút ngắn thời gian thẩm định của cán bộ tín dụng. Điểm quan trọng của phương pháp này là phải xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá doanh nghiệp trên các mặt một cách chính xác, đồng thời phải xây dựng được vai trò của mỗi chỉ tiêu trong việc quyết định các chỉ tiêu khác cũng như quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý, đó là: Ngân hàng phải thường xuyên điều chỉnh trọng số của các chỉ tiêu cũng như việc thêm hay bớt các chỉ tiêu trong việc đánh giá sao cho phù hợp với tình hình của Ngân hàng nói riêng cũng như tình hình kinh tế cả nước nói chung.

Hạn mức tín dụng

Ngân hàng sẽ tài trợ cho khách hàng là doanh nghiệp hay cá nhân theo hạn mức nhất định. Số lượng tài trợ có thể được chia nhỏ trong các khoảng thời gian khác nhau dưới các hình thức tiền tệ khác nhau, như vậy sẽ góp phần giảm bớt rủi ro cho Ngân hàng, nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng

Lãi suất và phí suất cho vay ngắn hạn

Ngân hàng nên thực hiện chính sách đa dạng hóa lãi suất tùy theo kỳ hạn, tùy theo loại tiền và tùy theo loại khách hàng. Bên cạnh khung lãi suất định trước, Ngân hàng nên cung cấp các mức lãi suất thỏa thuận đối với từng khách hàng cụ thể. Lãi suất có thể cố định trong suốt kỳ hạn tín dụng, hoặc biến đổi tùy theo sự thay đổi của lãi suất trên thị trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương Tín - Chi nhánh Thăng long (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)